- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,019
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng hsg địa 8: ĐỊA LÍ CHÂU Á được soạn dưới dạng file word gồm 52 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước và giới hạn của châu lục
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
Vị trí địa lí:
Điểm cực Bắc nằm ở 77044'B.
Điểm cực Nam ở vĩ độ 1016'B.
Điểm cực Tây ở 26010'Đ.
Điểm cực Đông ở 169040'T.
Về hình dạng: châu á có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh, nhiều bán đảo lớn, nhưng do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối như vậy làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km.
Về kích thước:
Diện tích: Phần đất liền: 41,5 triệu km2 (cả các đảo: 44,4 triệu Km2.
Châu á nằm trải dài trên một không gian rất rộng, khoảng cách từ cực Bắc xuống cực Nam tới gần 8.500 km và từ bờ tây sang bờ đông lên tới gần 9200 km.
*Như vậy: châu á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích thước khổng lồ và có bề mặt dạng khối vĩ đại. Đó là những điều kiện cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
2. Giới hạn của châu Á.
Châu á, trừ phần phía tây giáp với châu Âu bằng đất liền, phía tây nam nối liền với châu Phi bằng một eo đất nhỏ là eo Xuyê, còn 3 mặt giáp với các biển và đại dương rộng lớn.
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương - Đây là đại dương nằm trên các vĩ độ cận cực và cực, thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày.
Phía đông giáp Thái Bình Dương
Phía đông nam - nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương có một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ nhau rất phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á.
Phía nam, châu Á tiếp giáp với ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị cắt xẻ mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Arabi.
Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm giới hạn tự nhiên cho lục địa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu á khổng lồ tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng ở châu Á hơn bất kì một châu lục nào khác trên thế giới.
II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
1. Đặc điểm địa hình
Địa hình châu Á rất phức tạp và đa dạng, 3/4 diện tích là các núi, sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ có 1/4 diện tích là các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Nhìn chung, các đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng hình thành trên các vùng nền và có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh. Còn các vùng núi hình thành trong các đới uốn nếp, được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh.
Về cấu trúc địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau:
- Châu Á có đầy đủ các kiểu địa hình khác nhau: các núi cao, sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng lớn xen các thung lũng rộng và bồn địa kín...
Các địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
- Các hệ thống núi châu Á chạy theo 2 hướng chính:
+ Hướng đông tây hoặc gần với đông tây
+ Hướng bắc nam hoặc gần với bắc nam
- Sự phân bố các dạng địa hình không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở gần trung tâm lục địa, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
à Cấu trúc địa hình như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần phía đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần phía nam và tây nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
3. Khoáng sản
Nguồn khoáng sản của châu Á rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, than đá, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxít.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
ĐỊA LÍ 8
ĐỊA LÍ CHÂU Á
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU Á
ĐỊA LÍ 8
ĐỊA LÍ CHÂU Á
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CHÂU Á
I. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước và giới hạn của châu lục
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
Vị trí địa lí:
Điểm cực Bắc nằm ở 77044'B.
Điểm cực Nam ở vĩ độ 1016'B.
Điểm cực Tây ở 26010'Đ.
Điểm cực Đông ở 169040'T.
Về hình dạng: châu á có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh, nhiều bán đảo lớn, nhưng do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối như vậy làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km.
Về kích thước:
Diện tích: Phần đất liền: 41,5 triệu km2 (cả các đảo: 44,4 triệu Km2.
Châu á nằm trải dài trên một không gian rất rộng, khoảng cách từ cực Bắc xuống cực Nam tới gần 8.500 km và từ bờ tây sang bờ đông lên tới gần 9200 km.
*Như vậy: châu á có vị trí nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích thước khổng lồ và có bề mặt dạng khối vĩ đại. Đó là những điều kiện cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
2. Giới hạn của châu Á.
Châu á, trừ phần phía tây giáp với châu Âu bằng đất liền, phía tây nam nối liền với châu Phi bằng một eo đất nhỏ là eo Xuyê, còn 3 mặt giáp với các biển và đại dương rộng lớn.
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương - Đây là đại dương nằm trên các vĩ độ cận cực và cực, thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày.
Phía đông giáp Thái Bình Dương
Phía đông nam - nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương có một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh biển xen kẽ nhau rất phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á.
Phía nam, châu Á tiếp giáp với ấn Độ Dương. Bờ biển ở đây bị cắt xẻ mạnh, tạo thành 3 bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Arabi.
Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh châu Á không những làm giới hạn tự nhiên cho lục địa mà còn ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia hải đảo và ven bờ. Đặc biệt, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn bên cạnh châu á khổng lồ tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa biển và đất liền, là một trong những nguyên nhân làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển và phân bố rộng ở châu Á hơn bất kì một châu lục nào khác trên thế giới.
II. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
1. Đặc điểm địa hình
Địa hình châu Á rất phức tạp và đa dạng, 3/4 diện tích là các núi, sơn nguyên và cao nguyên cao, chỉ có 1/4 diện tích là các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Nhìn chung, các đồng bằng, các sơn nguyên rộng và bằng phẳng hình thành trên các vùng nền và có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh. Còn các vùng núi hình thành trong các đới uốn nếp, được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh.
Về cấu trúc địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau:
- Châu Á có đầy đủ các kiểu địa hình khác nhau: các núi cao, sơn nguyên, cao nguyên và đồng bằng lớn xen các thung lũng rộng và bồn địa kín...
Các địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
- Các hệ thống núi châu Á chạy theo 2 hướng chính:
+ Hướng đông tây hoặc gần với đông tây
+ Hướng bắc nam hoặc gần với bắc nam
- Sự phân bố các dạng địa hình không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở gần trung tâm lục địa, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
à Cấu trúc địa hình như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần phía đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần phía nam và tây nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
3. Khoáng sản
Nguồn khoáng sản của châu Á rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, than đá, sắt, các kim loại màu như đồng, chì, thiếc và bôxít.