Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG LỊCH SỬ LỚP 8 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 35 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I- CÁCH MẠNG THÁNG MUỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (l 917 - 1921)
1. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
a) Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đúng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
b) Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. Ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hoà.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
c) Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ chuyên chế của Nga hoàng bị lật đổ, nhưng đất nước lại có hai chính quyền song song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính
- Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
+ Đêm 24 - 10 (6 - l l), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân CM đã làm chủ toàn bộ thành phố.
+ Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
I- CÁCH MẠNG THÁNG MUỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (l 917 - 1921)
1. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
a) Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đúng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
b) Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. Ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là được sự hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nước Nga đã trở thành một nước cộng hoà.
- Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những đường lối chính trị khác nhau.
c) Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ chuyên chế của Nga hoàng bị lật đổ, nhưng đất nước lại có hai chính quyền song song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính
- Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng đã thành công, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
+ Đêm 24 - 10 (6 - l l), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân CM đã làm chủ toàn bộ thành phố.
+ Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.