Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,306
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 16 Chuyên đề lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 MỚI NHẤT, CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải chuyên de lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, Nghị luận văn học lớp 9 HSG... về ở dưới.
MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC



1. Các khái niệm

- Tác phẩm văn học:

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ được tác giả sáng tác nhằm khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả trước thực tại. Nó trở thành đối tượng thưởng thức, tiếp nhận của bạn đọc. Bản chất, thuộc tính của văn học đều biểu hiện ở tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học được biểu hiện ở hai mặt nội dung và hình thức. Tác phẩm văn học độc đáo phải là "một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung" (Leonit Leonop).

- Nội dung trong tác phẩm văn học:

+ Nội dung của tác phẩm bất nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Tác phẩm văn học mô phỏng, tái hiện đời sống sống động với hoạt động của con người, con vật, đồ vật… Thông qua đó nhà văn bày tỏ tư tưởng, tình cảm, tâm tư của mình với cuộc đời, thể hiện cái nhìn cá nhân về hiện thực đời sống. Vì vậy, nội dung của tác phẩm văn học bao gồm: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tư tưởng.

+ Nhà văn chân chính luôn suy nghĩ, trăn trở sao cho nội dung tác phẩm của mình thấm nhuần tinh thần nhân văn cao đẹp, có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, có tác dụng nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người.

- Hình thức trong tác phẩm văn học:

+
Hình thức trong tác phẩm văn học là chất liệu, thủ pháp tổ chức nên tác phẩm văn học, cụ thể là một văn bản ngôn từ. Nó là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của tác phẩm, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Hình thức tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố như thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ…

+ Hình thức cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Không đạt đến trình độ nghệ thuật nhất định, một văn bản ngôn từ không được xem là tác phẩm văn học đích thực. Hình thức tác phẩm văn học hướng đến sự hoàn mĩ.

2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học

- Trong tác phẩm văn học không thể tách rời hai yếu tố nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiết như tâm hồn và thể xác, tồn tại thống nhất, hữu cơ với nhau . Nội dung chỉ có thể được biểu hiện qua hình thức và hình thức phải là của một nội dung nào đó. Tác phẩm văn học phải có sự thống nhất, hài hòa giữa nội dung và hình thức, thống nhất giữa nội dung, tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.

- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiện ở hai mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung.

+ Trong quan hệ nội dung – hình thức ở tác phẩm văn học thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phương tiện, phương thức sáng tạo tác phẩm. Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,… đều nhằm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác phẩm.

+ Cái hay của tác phẩm văn học phải được thể hiện qua nội dung mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc và nội dung đó phải được đặt trong một hình thức phù hợp thì người đọc mới cảm nhận được.

+ Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập nhất định. Nó tác động trở lại với nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gì có giá trị nghệ thuật cao nhất. Và một khi tìm được phương tiện và phương thức phù hợp nhất thì những phương tiện, phương thức này phát huy tối đa giá trị của chúng và mang lại giá trị vô giá cho tác phẩm.

- Những tác phẩm văn học có giá trị lớn thì càng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.

Mở rộng:

Một tác phẩm văn học có đứng vững được trong lòng người hay không chính là nhờ tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Phải qua bàn tay nhào nặn tài hoa của nhà văn, mỗi tác phẩm mới thực sự là một công trình sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là một thứ sáng tạo tinh thần. Nó không sản xuất theo dây chuyền công nghệ mà phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ là người quyết định sự ra đời của tác phẩm. Và tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Nhà văn có vai trò quan trọng trong quy trình sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật.

Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Đó là công việc không chỉ đổ mồ hôi mà thậm chí còn đổ cả máu và nước mắt. Có người nghệ sĩ cả đời chung đúc để viết một tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trong một khoảnh khắc một tác phẩm ra đời.

Sự sáng tạo trong văn chương không cho phép người nghê sĩ chân chính dẫm lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. Nam Cao đã từng nói khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có. “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đrin). Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.





Đề số 1: (Đề về phương diện nội dung của tác phẩm văn học)

Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó . Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật .”

(Nguyễn Khải , Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1985)

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy liên hệ với sáng tác của Xuân Diệu hoặc Tố Hữu để làm sáng tỏ ý kiến trên.



1.Giải thích và lí giải


- Là nhà văn đã từng trải với nghề, Nguyễn Khải ý thức sâu sắc những yêu cầu khắt khe của văn chương. Ông hiểu giá trị của một tác phẩm trước hết là giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là người đã trải nghiệm của đời cầm bút, ông cũng thấm thía nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là “tư tưởng được rung lên ở các cung bậc tình cảm, chứ không phải ở tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”, nghĩa là tư tưởng ấy phải được tắm đẫm trong tình cảm của người viết, tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Nói cách khác, ý kiến của Nguyễn Khải đã khẳng định mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời giữa tư tưởng và tình cảm của nhà văn.

a) Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó”, câu nói hiển nhiên như một chân lí không thể phủ nhận .

- Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, trước hết phải đề xuất được một tư tưởng mới mẻ. Một nhà văn tài năng phải có những phát hiện riêng của mình về nhân sinh thông qua một nỗi lòng, một tình huống, một cảnh ngộ…của một nhân vật. Bởi xét đến cùng , thiên chức cao cả của văn chương nghệ thuật là phản ánh con người và hướng tới phục vụ đời sống con người. Vì thế, khi viết tác phẩm nhà văn không thể không bộc lộ tư tưởng của riêng mình, chủ kiến của riêng mình trước những vấn đề xã hội. - Mặt khác, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nghể văn là nghệ sáng tạo. Cho nên nhiệm vụ khó khăn mà cũng là vinh quang của nhà văn là phải khám phá, phát minh ra một hệ thống tư tưởng của riêng mình. Bởi nói như Nam Cao “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…sáng tạo những cái gì chưa có”. Tư tưởng sẽ là yếu tố cốt lõi hình thành nên phong cách nghệ thuật, dấu ấn riêng của nhà văn.(Nội dung phải được thể hiện qua hình thức)

b) Tuy nhiên , theo Nguyễn Khải tư tưởng của một nhà văn là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy

-
Các Mác nói : quy luật của văn học là quy luật chung của cái đẹp , là quy luật của tình cảm . Có nghĩa là Mác nhấn mạnh tình cảm chứ không phải bất cứ yếu tố nào mới là ngọn nguồn sâu xa của cái đẹp .Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực phải hướng con người tới cái đẹp bằng tình cảm của nhà văn

-Không phải ngẫu nhiên nhiên nhiều nhà thơ đã nói về sự thăng hoa của của xúc . Ngay từ xưa , Ngô Thì Nhậm đã kêu gọi các thi nhân “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” . Xuân Diệu khi bàn về thơ cũng có ý kiến “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”.Tư tưởng của nhà văn dù có mới mẻ, độc đáo đến đâu đi nữa mà không được thể hiện bằng một trái tim thì tư tưởng đó chỉ thẳng đơ trên trang giấy mà thôi.

c) Tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật .”

-Tác phẩm văn học là tiếng nói của tâm hồn , tình cảm cá nhân của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhà văn sáng tạo tác phẩm văn học khi cảm thấy bức xúc trước cuộc sống của con người, cảm thấy có sự thôi thúc mãnh liệt của con tim. Vì vậy, không phải vô cớ mà Lê Quí Đôn cho rằng “Thơ khởi phát trong lòng người

-Tình cảm còn là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm tác phẩm nghệ thuật của nhà văn . Ở đây là muốn nói đến người đọc. Người đọc đến với tác phẩm đâu phải bằng con đường lí trí mà bằng chiếc cầu nối từ trái tim đến với trái tim. Những tư tưởng tâm đắc nhất, tha thiết nhất nhà văn gửi gắm trong tác phẩm sẽ thâm nhập vào tâm hồn người đọc trong hình hài của cảm xúc. Nhà văn Bùi Hiển đã khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương như sau: “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông chia sẻ giữa người đọc và người viết là trên hết

- Một tác phẩm có giá trị hay không xét cho cùng là do tình cảm của nhà văn có chân thực hay không, có khả năng tác động sâu xa đến tâm hồn người đọc hay không

2. Phân tích, chứng minh (Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu )

-Trong các sáng tác của Xuân Diệu trước CMT8 đều nhằm khẳng định một niềm khao khát được giao cảm với đời. Đó có thể xem là tư tưởng của XD lúc ấy. Đó là một tư tưởng nhân văn độc đáo và khoẻ khoắn của XD. Bởi vì lúc ấy biết bao nhiêu là thơ khác đang chán chường tuyệt vọng, trốn chạy vào quá khứ vàng son hay trốn vào tình yêu, vào mộng ảo thì XD vẫn nhìn đời bằng “cặp mắt xanh non”, vẫn mong muốn “Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”.

-Tư tưởng nhân văn khoẻ khoắn ấy được bộc lộ mạnh mẽ , tràn đầy cảm xúc trong bài thơ Vội vàng:

+ Giới thiệu chung về bài thơ Vội vàng.

+ Phân tích những khám phá của XD về một thiên đường trên mặt đất (chú ý những hình ảnh, điệp ngữ …)

3. Bình luận

- Ý kiến rất đúng đắn khi khẳng định tính tư tưởng, cảm xúc của tác phẩm văn học. Tư tưởng là một trong những yếu tố quan trọng về nội dung tác phẩm. Tác phẩm không có tư tưởng sẽ không đạt đến sự sâu sắc, trở nên hời hợt và không có giá trị.

- Mặt khác, tư tưởng trong tác phẩm văn học không phải là những giáo huấn có tính giáo điều mà phải thể hiện qua hình tượng nghệ thuật và thông qua hình thức biểu hiện để nó đi vào lòng người chứ không khô cứng, thẳng đơ.

- Đánh giá về tính tư tưởng trong các tác phẩm vừa phân tích để chứng minh.

- Bài học với người sáng tác và tiếp nhận: Người sáng tác cần ý thức được vai trò của cảm xúc, tư tưởng trong tác phẩm và phải thể hiện cảm xúc, tư tưởng trong sáng tác. Người tiếp nhận tác phẩm phải thể hiện tiếng nói tri âm với tác giả khi dựa vào hính thức nghệ thuật để khám phá, phát hiện ra cảm xúc và tư tưởng của nhà văn thể hiện qua trang sách.



Đề bài 2: Nhà văn Nga Lêônít Lêônốp có nói: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.​

I. Mở bài:

Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói: “Mỗi nhà văn là một phu chữ”. Còn nhà thơ Xuân Diệu lại cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”. Điều đó có nghĩa là một tác phẩm hay phải đảm bảo được cái đẹp ở cả nội dung và hình thức. Bàn về vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ và giá trị của tác phẩm văn chương, Lêônit Lêônôp khẳng định: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.

II. Thân bài:

Giải thích, lí giải


Cũng như ý kiến của Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Macxim Gorki…, nhà văn Nga Lêônit Lêônôp muốn khẳng định các nghệ sĩ phải trau dồi cá tính sáng tạo của mình. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh, một sự hiện diện của nhà văn đối với cuộc đời. Do vậy cái mới, cái độc đáo trong phong cách của người sáng tác phải thể hiện ở sự tìm tòi cái mới về nghệ thuật cũng như nội dung.

Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ khám phá, phát hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới một ánh sáng riêng. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng biệt, độc đáo. Đúng như vậy, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của nghệ thuật.

Cuộc sống bày ra trước mặt biết bao cảnh ngộ, số phận. Người nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ biết tìm ra những hiện tượng đặc sắc có thể nói lên rõ rệt bản chất của hiện thực. Độc giả tìm đến với tác phẩm trước hết là để bồi đắp tâm hồn, làm phong phú hơn vốn tri thức. Vì lẽ đó, người sáng tác phải đem đến cho họ một cái nhìn mới, mang đậm dấu ấn chủ quan.

Cuộc sống là phong phú vô tận, nhưng sự hiểu biết và hứng thú của nhà văn thì có hạn. Do đó ngoài việc tìm đến những mảnh đất mới của hiện thực để gieo mần tư tưởng, người nghệ sĩ phải biết phát huy vố ấn tượng riêng của mình để tìm ra những gì mới mẻ trong những đề tài quen thuộc. Có như vậy, nhà văn mới tránh khỏi sự lặp lại vô nghĩa những điều mà người khác đã nói. Nói cách khác, mỗi nghệ sĩ phải tìm ra cho mình một con đường riêng để đến với cuộc sống và trái tim bạn đọc.

LepTônxtôi đã từng nói với những người viết văn trẻ, đại ý: “Các anh có đem đến cho chúng tôi một cái gì mới khác với những người đến trước anh không?” Bàn về thơ Nguyễn Tuân cũng khẳng định: “Thơ là đã mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị đóng kín”. Mỗi tác phẩm là một thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ sĩ gửi đến bạn đọc. Do đó trước hết mỗi tác phẩm là một “khám phá về nội dung”. Muốn vậy, nhà văn không chỉ là “người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, mà phải biết “đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao). Nhà văn phải biết nhì sâu vào cuộc sống, hiểu về tâm hồn của con người để khám phá ra những vấn đề mới, cất tiếng nói riêng của mình với cuộc đời.

Trong nghệ thuật, nội dung và nghệ thuật gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Nội dung là nội dung của hình thức, hình thức là hình thức của nội dung. Một nội dung mới sẽ tìm cho mình một hình thức mới. Sự thay đổi về hình thức biểu hiện cũng có thể kéo theo sự thay đổi về nội dung. Có khi nhà văn đề cập đến những vấn đề của muôn đời nhưng lại nói với giọng điệu riêng, âm sức riêng của tâm hồn mình; do vậy tác phẩm vẫn đem đến cho người đọc cái mới đáng quý.

Cái độc đáo sáng tạo về nội dung và hình thức của tác phẩm tạo nên phong cách riêng của người nghệ sĩ không phải là chuyện cách nói mà chủ yếu là vấn đề cách nhìn, một cách nhìn nếu không do nghệ sĩ đem lại thì không bao giờ có được.

Cái mới không chỉ đơn thuần thuộc về nội dung hay nghệ thuật một cách cực đoan, có nghĩa là không chỉ đơn thuần tìm ra cái mới trong hình thức mà trước hết phải xuất phát từ các mới của nội dung. Khi cả tác phẩm toát lên cốt cách riêng, phong vận riêng mới lạ thì nó sẽ tác động mạnh mẽ vào người tiếp nhận. Người nghệ sĩ đi sâu vào cái chủ quan, cái cá nhân của mình, mặt khác vẫn phải gắn bó với cuộc sống để không đẩy sự mới lạ lên thành cá nhân chủ nghĩa.

Mỗi thời đại, mỗi tác giả góp vào dòng chảy văn học một cách cảm nhận mới, một niềm trăn trở khác nhau và một cách nói mới. Điếu này sẽ tạo ra tính liên tục, phát triển sự phong phú của nền văn học. Mỗi gia đoạn văn học, mỗi nghệ sĩ có một bản sắc riêng, một diện mạo riêng. Chính mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức đã góp phần làm cho văn học nhân loại vận động từ kiểu sáng tác này đến kiểu sáng tác khác.

2. Phân tích,chứng minh: Phân tích ít nhất 2 tác phẩm để làm sáng tó các luận điểm:

- Mới mẻ về nội dung

- Mới mẻ về hình thức nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

3. Bình luận

- Ý kiến rất đúng đắn khi khẳng định mỗi nghệ sĩ khi đi sâu vào cuộc sống, cần nỗ lực tìm ra một cách khám phá mới lạ. Cũng viết về nông dân, Nam Cao khác Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, … Chính những khám phá mới ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học. Để tạo ra cái mới, người nghệ sĩ cần có tài năng, có năng khiếu bẩm sinh để phát huy cái riêng của mình. Cũng để tạo ra sự mới lạ, nhà văn không thể xem sáng tác như một thứ nghề chơi mà cần có sự khổ luyện, có sự đào sâu tìm tòi. Sự đào sâu, tìm tòi ấy phải được thể hiện ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng nếu hình thức không phù hợp thì tác phẩm cũng không có hoặc bị giảm giá trị. Trong văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ người nghệ sĩ mới hiểu được. Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của sự công phu và tài năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng sự băng hoại của thời gian. Và quả thực không sai khi Lêônit Lêônôp nói: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.

- Đánh giá về các tác phẩm vừa phân tích để chứng minh ý kiến

- Bài học với người sáng tác và tiếp nhận:

+ Người sáng tác: Phải có ý thức sâu sắc về sáng tạo nghệ thuật, không đi vào lối mòn cả về nội dung và hình thức để khẳng định tên tuổi của mình

+ Người tiếp nhận: Lắng nghe tiếng nói tác giả để nhận ra những khám phá, phát hiện của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.





Đề số 3: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57). Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học.


1. Giải thích


– Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

– Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.

– Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…

=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.

2. Lý giải vấn đề

– Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.

– Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.

– Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…

– Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…

=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân – thiện – mĩ.

3. Phân tích, chứng minh.

3.1. Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị…của tác phẩm.

3.2. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài Thơ mới


- Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống:


– Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ Dạ…)

– Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ….)

– Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người….trong các bài thơ)

=> Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.

- Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ:

– Đề tài, thể thơ…

– Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…

– Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…

4. Bình luận

- Đánh giá về ý kiến:

+ Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

+ Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

- Đánh giá về vẻ đẹp của các tác phẩm vừa phân tích, để chứng minh.

- Bài học với người sáng tác và tiếp nhận:

+ Với người sáng tác: Cần ý thức được cái đẹp của tác phẩm văn chương là sự thật đời sống được thể hiện một cách nghệ thuật qua hình thức nghệ thuật để thể hiện điều đó trong tác phẩm của mình.

+ Với người tiếp nhận: Tìm hiểu để phát hiện cái đẹp trong tác phẩm văn chương là ở bức tranh đời sống được thể hiện qua hình thức nghệ thuật.

1696006246323.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CÁC CHUYÊN ĐỀ LÍ LUẬN.rar
    886.6 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi anh văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn văn bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet bồi dưỡng hsg ngữ văn 9 bồi dưỡng hsg văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf bồi dưỡng ngữ văn 9 trần hà nam bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 9 bồi dưỡng văn năng khiếu 9 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 9 các chuyên đề ôn tập ngữ văn 9 các chuyên đề văn 9 các chuyên đề văn học lớp 9 cảm nhận của em về văn học trung đại chuyên đề anh văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 9 chuyên đề học sinh giỏi văn 9 chuyên đề hsg văn 9 chuyên đề lí luận văn học 9 chuyên đề môn ngữ văn 9 chuyên đề môn ngữ văn lớp 9 chuyên đề ngữ văn chuyên đề ngữ văn 9 chuyên đề ngữ văn 9 violet chuyên đề người lính văn 9 chuyên đề ôn tập ngữ văn lớp 9 chuyên đề ôn thi học sinh giỏi văn 9 chuyên đề ôn thi hsg văn 9 chuyên đề văn chuyên đề văn 9 chuyên đề văn 9 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 9 chuyên đề văn học 9 chuyên đề văn học hiện đại lớp 9 chuyên đề văn học trung đại lớp 9 chuyên đề văn lớp 9 chuyên đề văn nghị luận lớp 9 chuyên đề văn nghị luận xã hội lớp 9 chuyên đề văn thuyết minh lớp 9 chuyên đề vật lý 9 violet chuyên đề đọc hiểu văn 9 chuyên đề đọc hiểu văn bản lớp 9 file sơ đồ tư duy văn 9 giải pháp bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet giáo án bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng văn 9 giáo án chuyên đề ngữ văn 9 giáo án dạy chuyên đề văn 9 giao an ôn tập văn học trung đại việt nam giáo trình văn học trung đại 2 hiểu biết của em về văn học trung đại kế hoạch bồi dưỡng hs giỏi văn 9 kế hoạch bồi dưỡng hsg văn 9 người anh hùng trong văn học trung đại nội dung văn học trung đại lớp 10 nội dung văn học trung đại việt nam gồm nội dung nào sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf sách bồi dưỡng hsg văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf sách bồi dưỡng văn 9 sơ đồ tư duy bài ánh trăng văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 sơ đồ tư duy văn 9 bài làng sơ đồ tư duy văn 9 bài đồng chí sơ đồ tư duy văn 9 bếp lửa sơ đồ tư duy văn 9 chị em thúy kiều sơ đồ tư duy văn 9 chi tiết nhất sơ đồ tư duy văn 9 chiếc lược ngà sơ đồ tư duy văn 9 kì 2 sơ đồ tư duy văn 9 làng sơ đồ tư duy văn 9 mùa xuân nho nhỏ sơ đồ tư duy văn 9 những ngôi sao xa xôi sơ đồ tư duy văn 9 nói với con sơ đồ tư duy văn 9 pdf sơ đồ tư duy văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 truyện kiều sơ đồ tư duy văn 9 viếng lăng bác sơ đồ tư duy văn 9 đoàn thuyền đánh cá sơ đồ tư duy văn 9 đồng chí sơ đồ tư duy văn bản làng lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản nhật dụng lớp 9 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 9 tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 9 văn học cận đại trung quốc văn học hiện đại trung quốc văn học trung quốc hiện đại văn học trung đại văn học trung đại 10 văn học trung đại 2 văn học trung đại ảnh hưởng văn học trung đại bao gồm mấy thành phần văn học trung đại bao gồm những nội dung chính nào văn học trung đại bắt đầu từ năm nào văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ mấy văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ nào đến thế kỷ nào văn học trung đại bắt đầu từ thời gian nào văn học trung đại bắt đầu và kết thúc khi nào văn học trung đại bút pháp nghệ thuật văn học trung đại cấp 2 văn học trung đại chia làm mấy giai đoạn văn học trung đại có ảnh hưởng đến sáng tác văn học hiện đại không văn học trung đại có mấy giai đoạn văn học trung đại có mấy nội dung văn học trung đại có mấy nội dung chính văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn về nội dung văn học trung đại có những nội dung lớn nào văn học trung đại có những tác phẩm nào văn học trung đại có những thể loại nào văn học trung đại có những đặc điểm lớn về nghệ thuật nào văn học trung đại còn gọi là gì văn học trung đại gắn liền với chế độ nào văn học trung đại gồm mấy bộ phận văn học trung đại gồm mấy giai đoạn văn học trung đại gồm những bài nào văn học trung đại gồm những nội dung chính nào văn học trung đại gồm những tác phẩm nào lớp 9 văn học trung đại gồm những tác phẩm nào văn học trung đại gồm mấy thành phần văn học trung đại gồm những thể loại nào văn học trung đại hiện đại văn học trung đại hiện đại lớp 9 văn học trung đại hình thành văn học trung đại hình thành từ văn học trung đại kéo dài bao lâu văn học trung đại kéo dài bao nhiêu thế kỷ văn học trung đại kết thúc khi nào văn học trung đại khác gì văn học hiện đại văn học trung đại khác văn học dân gian như thế nào văn học trung đại khác văn học hiện đại văn học trung đại khái niệm văn học trung đại kì 1 lớp 9 văn học trung đại kiên giang văn học trung đại là văn học trung đại là gì văn học trung đại là j văn học trung đại lớp 10 văn học trung đại lớp 11 văn học trung đại lớp 12 văn học trung đại lớp 7 văn học trung đại lớp 8 văn học trung đại lớp 9 văn học trung đại lớp 9 tập 1 văn học trung đại mang nội dung yêu nước văn học trung đại mấy giai đoạn văn học trung đại nằm trong khoảng thời gian nào văn học trung đại nghệ thuật văn học trung đại ngữ văn 11 văn học trung đại nửa cuối thế kỉ 19 văn học trung đại nội dung văn học trung đại nói về người phụ nữ văn học trung đại nước ta sau những vấn đề văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội văn học trung đại ở cấp 2 văn học trung đại ở lớp 10 văn học trung đại pdf văn học trung đại phản ánh những nội dung nào văn học trung đại phản ánh nội dung gì văn học trung đại phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại phát triển qua mấy thời kỳ văn học trung đại phát triển rực rỡ văn học trung đại phát triển trong hoàn cảnh nào văn học trung đại phương tây văn học trung đại qua mấy giai đoạn văn học trung đại quy phạm văn học trung đại ra đời văn học trung đại ra đời khi nào văn học trung đại ra đời sau văn học dân gian đúng hay sai văn học trung đại ra đời trong hoàn cảnh nào văn học trung đại thể hiện lòng yêu nước văn học trung đại tồn tại trong khoảng thời gian nào văn học trung đại trải qua mấy giai đoạn văn học trung đại trung quốc văn học trung đại và hiện đại văn học trung đại về mùa thu văn học trung đại về quan hệ xã hội văn học trung đại ví dụ văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây đúng hay sai văn học trung đại việt nam phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại vn văn học đương đại trung quốc đề thi bồi dưỡng môn ngữ văn lớp 9 đề thi chuyên văn 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,149
    Thành viên mới nhất
    Tran Thanh Vinh

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top