Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,307
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word, PPT gồm các thư mục trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GA DẠY THÊM BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG




Ngày soạn:

Ngày dạy:


ÔN TẬP
BÀI 1
BẦU TRỜI TUỔI THƠ
“Trẻ thơ tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì…”
(Gia-cô-mô Lê-ô-pác-đi)



A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 1):


- HS biết cách đọc hiểu một văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại.

- Mở rộng kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại ngoài sách giáo khoa.

- HS hiểu và làm được bài tập về tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

- HS biết cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

- HS trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; biết nghe và tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

2. Phẩm chất

-
Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.

- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị :
Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.

2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC



BUỔI:

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung bài học 01. Thời gian: 04 phút.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành Phiếu học tập 01.

- GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.

- GV nhận xét, biểu dương HS phát biểu tốt.

- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1:



KĨ NĂNG
NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc – hiểu văn bảnVăn bản 1:………………………………………………………
Văn bản 2: ………………………………………………………
Văn bản 3: ………………………………………………………
Thực hành tiếng Việt:………………………………………………………..
Viết…………………………………………………………………..
Nói và nghe……………………………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP 01



KĨ NĂNG
NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc – hiểu văn bảnĐọc hiểu văn bản:
+ Văn bản 1:
Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều);
+ Văn bản 2: Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi);
+ Văn bản 3: Ngàn sao làm việc (Võ Quảng)
- VB thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô).
Thực hành Tiếng Việt: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ; mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
ViếtViết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
Nói và ngheNói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm.
HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN

HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
*GV nêu câu hỏi cho HS nhắc lại các kiến thức lí thuyết về đặc trưng thể loại truyện và tiểu thuyết.
1. Em hiểu thế nào là đề tài của tác phẩm văn học? Có những cách phân loại đề tài như thế nào?
2. Thế nào là chi tiết trong tác phẩm văn học?

  • 3. Tính cách nhân vật là gì? Nó được thể hiện ở những phương diện nào?
  • 4. Hãy phân biệt khái niệm truyện ngắn và tiểu thuyết. Nêu đặc điểm chung của truyện ngắn và tiểu thuyết về:
+ Tính cách nhân vật.
+ Bối cảnh.
+ Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể.
5. Khi đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết thì cần chú ý những yếu tố nào?
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài

*Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,…
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
*Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).
b. Chi tiết
*Khái niệm
: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
2. Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
3. Truyện ngắn và tiểu thuyết
*Truyện ngắn
là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp... Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.
*Tiểu thuyết: Là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.
*Đặc điểm chung:
- Tính cách nhân vật:
Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và mối quan hệ với các nhân vật khác.
- Bối cảnh :
+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử.
+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể:
- Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi.
+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt.
- Thay đổi ngôi kể: Để nội dung kể phong phú hơn, cách kể linh hoạt hơn.
Ví dụ: Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi.
Phần đầu được tác giả kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng tôi) để kể lại những gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng U Minh. Nhưng khi muốn kể về cuộc đời truân chuyên của Võ Tòng thì tác giả không thể kể theo lời kể của bé An mà chuyển sang ngôi kể thứ 3. Phần cuối đoạn trích lại về ngôi kể thứ nhất.
4. Yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn, tiểu thuyết
a. Đọc hiểu nội dung:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
b. Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…)
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Hoàn thiện các nội dung của tiết học;
- Đọc lại VB Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều.
B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI (trích) (Nguyễn Quang Thiều)
*GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm; rút ra cách đọc văn bản truyện ngắn.I. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Giới thiệu tác giả:

- Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957, quê tp. Hà Nội.
- Ông là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh; đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.
- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bí mật hồ cá thần (1998); Con quỷ gỗ (2000); Ngọn núi bà già mù (2001),…
2. Giới thiệu tác phẩm:
*Thể loại:
Truyện ngắn.
*Nhân vật: Hai anh em Mên và Mon.
*Các sự việc chính:
- Nửa đêm, hai anh em Mên và Mon không ngủ được, lo lắng cho bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông khi trời mưa to, nước dâng cao.
- Hai anh em bàn kế hoạch giải cứu bầy chim chìa vôi non.
- Trong đêm tối, hai anh em bơi thuyền ra chỗ dải cát nơi có bầy chìa vôi và chứng kiến cảnh tượng bầy chim chìa vôi bay lên khỏi mặt nước.
*Ngôi kể: ngôi thứ 3, phân biệt:
- Lời người kể chuyện: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: ; - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”;
- Lời nhân vật: - Anh Mên ơi, anh Mên!; - Gì đấy? Mày không ngủ à?
*Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Câu chuyện nửa đêm của hai anh em Mên và Mon về bầy chìa vôi.
- Phần 2: Lên kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi.
- Phần 3: Hành động dũng cảm của hai anh em Mên và Mon.
*Đề tài: Tuổi thơ và thiên nhiên (Hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi)
a. Vẻ đẹp tính cách nhân vật Mên và Mon
- Là những cậu bé có tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, trong sáng, nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương.
- Thể hiện qua các chi tiết miêu tả:
*Nhân vật Mon:
- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất; Thế anh bảo nó có bơi được không?;
- Tổ chim sẽ bị chìm mất; Hay mình mang chúng nó vào bờ; Tổ chim ngập mất anh ạ; Mình phải mang nó vào bờ, anh ạ;
- Không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà.
- Không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà.

*Nhân vật Mên:
- Có lẽ sắp ngập bãi cát rồi; chim thì bơi làm sao được.
- Làm thế nào bây giờ;
- Chứ còn sao; Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết; Bây giờ tao kéo mày đẩy; Thằng Mên quấn cái dây buộc vào người nó và gò lưng kéo;… không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà.

*Cảm xúc của Mên và Mon
- Vẫn đứng không nhúc nhích; mặt tái nhợ vì nước mưa hửng lên ánh ngày, lặng lẽ nhìn nhau khóc;
- Bật cười ngượng nghịu chạy về phía ngôi nhà.

-> Hai anh em khóc vì vui sướng hạnh phúc khi chứng kiến bầy chim chìa vôi không bị chết đuối; khóc vì được chứng kiến cảnh kì diệu của thiên nhiên,…
*Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách,…
b. Vẻ đẹp khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh: kì diệu, thể hiện sức sống mãnh liệt của tự nhiên và bản lĩnh của sự sinh tồn
- Thể hiện:
+ Chi tiết miêu tả cảnh tượng như huyền thoại: những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên (sự tương phản giữa hai hình ảnh cánh chim bé bỏng với dòng nước khổng lồ và cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em Mên và Mon khi thấy bầy chim chìa vôi non không bị chết đuối mặc dù dải cát nơi chúng làm tổ đã chìm trong dòng nước lũ.
+ Chi tiết miêu tả khoảnh khắc bầy chim chìa vôi non cất cánh: nếu bầy chim non cất cánh sớm hơn, chúng sẽ bị rơi xuống dòng nước trên đường từ bãi cát vào bờ. Và nếu chúng cất cánh chậm một giây thôi, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm. Chi tiết này cho ta cảm nhận về sự kì diệu của thế giới tự nhiên và bản lĩnh của sự sinh tồn.
+ Chi tiết gợi hình ảnh và cảm xúc: Một con chim chìa vôi non đột nhiên rơi xuống như một chiếc lá; con chim mẹ xoè rộng đôi cánh kêu lên- che chở khích lệ chim non và khi đôi chân mảnh dẻ, run rẩy của chú chim vừa chạm đến mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước lũ, và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
+
Chi tiết miêu tả bầy chim non: Chúng đậu xuống bên lùm dứa dại bờ sông sau chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay quan trọng (…) kì vĩ nhất trong đời chúng. Đây là chi tiết thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên; gợi liên tưởng đến lòng dũng cảm, những khoảnh khắc con người vượt qua gian nan thử thách để trưởng thành...
3. Khái quát
a. Nghệ thuật

Xây dựng tình huống truyện sinh động, gần gũi.
Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động;
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
Ngôn ngữ đối thoại sinh động.
Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
b. Nội dung – Ý nghĩa
Truyện kể về tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi.
Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh mình..
4. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn
- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính; ngôi kể.
- Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói.
- Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.
- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
*Nhiệm vụ:
- GV cho HS thực hành luyện tập đọc hiểu đoạn trích VB truyện ngắn.
*Cách thực hiện:
- GV lần lượt chiếu các bài tập.
- Yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo nhóm học tập. Sau đó HS báo cáo bổ sung cho nhau.
- GV cung cấp đáp án và đánh giá, kết luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
II. Luyện tập


LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU

NGỮ LIỆU TRONG SGK

ĐỀ BÀI:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, hai con chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy chim non đi tránh nước đến đó. Cứ như thế chúng tiến dần đến chỗ cao nhất của dải cát. Và cứ thế suốt đêm bầy chim non vừa nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp vừa đập cánh. Chim bố và chim mẹ cũng đập cánh như để dạy và khuyến khích. Hẳn chúng sốt ruột mong đàn con chóng có đủ sức tự nâng mình lên khỏi mặt đất một cách chắc chắn. Nếu cất cánh sớm, bầy chim non sẽ bị rơi xuống nước trên đường bay từ dải cát vào bờ. Nhưng nếu cất cánh chậm, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm...

Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

Hai anh em thằng Mên vẫn đứng không nhúc nhích. Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hừng lên ánh ngày. Thằng Mên lặng lẽ quay lại nhìn em nó. Và cả hai đứa bé nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.

- Tại sao mày lại khóc? - Thằng Mên hỏi.

- Em không biết, thế anh?

Hai anh em thằng Mên nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu. Rồi bỗng cả hai đứa cùng quay người và rướn mình chạy về phía ngôi nhà của chúng. Ðược một đoạn, thằng Mon đứng lại thở và gọi:
- Anh Mên, anh Mên. Ðợi em với. Không em ứ chơi với anh nữa.


(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)​

Câu 1. Hãy tóm tắt những sự việc được kể trong đoạn trích.

Câu 2. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 3. Tìm những chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non. Qua những chi tiết ấy, giúp em cảm nhận được điều gì về chim bố và chim mẹ?

Câu 4.Nếu cất cánh sớm, bầy chim non sẽ bị rơi xuống nước trên đường bay từ dải cát vào bờ. Nhưng nếu cất cánh chậm, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm...”. Theo em, bầy chim cần làm gì mới có thể thoát khỏi dòng nước?

Câu 5. Chi tiết “khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát”, đã nói lên điều gì về thế giới tự nhiên?

Câu 6. Tại sao bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao lại được coi là “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời”?

Câu 7. Chứng kiến cảnh bầy chim non với “tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao”, hai anh em Mên và Mon “vẫn đứng không nhúc nhích; gương mặt hừng lên ánh ngày”. Em hình dung tâm trạng của hai anh em lúc đó như thế nào?

Câu 8. Đoạn trích đã mang đến cho em những cảm xúc cùng những bài học gì?

Câu 9.Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

Câu 10. Hãy chia sẻ ngắn gọn một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em về thế giới tự nhiên.

*GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1.
Các sự việc được kể:

- Nước dâng nhanh lên dải cát giữa sông, chim bố mẹ dẫn bầy chim non đi tránh nước và tập bay;

- Mưa tạnh, mặt trời lên, con chim non cất cánh bay khỏi dòng nước, xuống bên bờ sông;

- Hai anh em Mên đứng không nhúc nhích, và nhận ra chúng đã khóc;

- Hai anh em nhìn nhau bật cười, chạy về nhà.

Câu 2. Ngôi kể thứ ba.

Câu 3.

*Chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non:

- Dẫn bầy chim non đi tránh nước;

- Đập cánh như để dạy và khuyến khích;

- Sốt ruột mong đàn con chúng có đủ sức nâng mình lên...

- Xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên.


*Cảm nhận về chim bố và chim mẹ: Giàu tình yêu thương, lo lắng và hết lòng hi sinh vì con.

Câu 4. Việc bầy chim cần làm để thoát khỏi dòng nước: Tự bản thân phải nỗ lực hết sức; chọn và quyết định, quyết liệt, dứt điểm, đúng thời điểm mới chiến thắng được dàng nước lũ đang dâng lên.

Câu 5. Chi tiết “khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát”, đã cho thấy sức sống mãnh liệt và kì diệu của thế giới tự nhiên.

Câu 6. Bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao lại được coi là “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời” vì nó là bước khởi đầu biết tự lập bay để thoát khỏi thử thách nguy hiểm; khẳng định sức sống mãnh liệt của bản thân; đánh dấu sự trưởng thành...

Câu 7. Có thể hình dung tâm trạng của hai anh em lúc đó: lo lắng, hồi hộp, cảm động, hạnh phúc, tràn đầy hi vọng...

Câu 8. Những cảm xúc và những bài học:

- Cảm xúc: lo lắng, hồi hộp; cảm phục sức sống kì diệu, mãnh liệt của thế giới tự nhiên....;

- Bài học: Sự nỗ lực vươn lên, vượt qua thử thách, tình yêu, sự gắn bó với thien nhiên,...

Câu 9. Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Các nhân vật khóc vì cảm thấy xúc động, cảm phục, thấy vui, vỡ òa khi biết được những con chim chìa vôi non đã trải qua sự khốc liệt của mưa, của dòng nước để bay được vào bờ, bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng.

Câu 10. HS tự mình chia sẻ ngắn gọn một trải nghiệm sâu sắc của bản thân về thế giới tự nhiên như: đi chơi và tắm sông; thả diều; trải nghiệm quan sát đàn gà con theo chân mẹ đi kiếm mồi; trải nghiệm mèo vờn chuột; trải nghiệm về mẹ gà bảo vệ đàn con khi gặp trời mưa…



HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Chuẩn bị cho buổi học sau:

+ Tìm đọc các truyện ngắn ngoài SGK: “Lão Hạc” của Nam Cao, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Truyện ngắn nước ngoài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê.

+ Điền các thông tin vào Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Nội dung đọc hiểuTruyện “Lão HạcTruyện “Chiếc lược ngà
1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
.....​
....​
2. Nội dung văn bản.
.....​
....​
3. Nhân vật chính.
.....​
....​
4. Đặc điểm tình huống truyện .
.....​
....​
5. Đặc điểm của nhân vật chính, cách nhà văn thể hiện nhân vật.
.....​
....​
6. Nêu ấn tượng về nhân vật chính được đề cập trong đoạn trích.
.....​
....​






Ngày soạn:

Ngày dạy:


BUỔI:

ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU

VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN NGOÀI SGK

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

*Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực đọc cho HS:
Biết đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

+ Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

+ Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

+ Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

+ Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

*Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học:
Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.Tự quyết định cách thức giải quyết nhiệm vụ học tập, tự đánh giá được quá trình và kết quả giải quyết vấn đề học tập của bản thân.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ
: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Nhân ái: Trân trọng tình cảm gia đình, tình yêu thương con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:
Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.

2. Học liệu: Phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NAM CAO

CHIẾC LƯỢC NGÀ CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

*GV yêu cầu HS trình bày kết quả tìm hiểu văn bản truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, theo nội dung bài tập phần vận dụng buổi học trước đã giao.

ĐỀ SỐ 1

Nội dung đọc hiểuTruyện “Lão HạcTruyện “Chiếc lược ngà
1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Tự sự​
Tự sự​
2. Nội dung văn bản.Qua số phận cuộc đời người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến trước cách mạng, tác giả phơi bày hiện thực về xã hội phong kiến đương thời và bày tỏ niềm cảm thương, trân trọng với những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh đáng thương trong xã hội cũ.Qua câu chuyện tình cha con của ông Sáu và bé Thu, tác phẩm ngợi ca tình cha con thiêng liêng sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
3. Nhân vật chính.lão Hạc, ông Giáo.Ông Sáu, bé Thu.
4. Đặc điểm tình huống truyện .- Tình huống truyện: tự nhiên, bất ngờ, kịch tính:
+ Con trai lão Hạc phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su.
+ Lão Hạc ăn bả chó để tự tử.
- Tình huống truyện: éo le, bất ngờ, hợp lí:
+ Ông Sáu đi kháng chiến 8 năm về thăm nhà trong ba ngày nhưng bé Thu, con gái ông, kiên quyết không gọi ông là cha, đến lúc nhận ba và bộc lộ tình cảm mãnh liệt cũng là lúc chia tay.
+ Trở lại chiến trường người cha dồn hết yêu thương, nhớ mong làm lược tặng con nhưng đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con cây lược.
5. Đặc điểm của nhân vật chính, cách nhà văn thể hiện nhân vật.- Lão Hạc: Lão nông nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương có phẩm chất cao đẹp, nhân hậu, vị tha, tự trọng.
- Ông Giáo: Người có tấm lòng đồng cảm, yêu thương, luôn trăn trở về con người và cuộc sống.
- Thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, suy nghĩ.
- Bé Thu: Ngây thơ, hồn nhiên, có cá tính, bướng bỉnh đến ngang ngạnh. Khi trở thành cô giao liên thì thông minh, dũng cảm.
- Ông Sáu: Giàu lòng yêu nước, người cha giàu tình thương con.
6. Nêu ấn tượng về nhân vật chính được đề cập trong đoạn trích.- Ấn tượng về nhân vật lão Hạc:
+ Kính trọng lão với tấm lòng người cha đôn hậu, thương con, giàu lòng tự trọng.
+ Thương cảm: Số phận cuộc đời bất hạnh của lão.
- Thể hiện nhân vật qua tình huống ngờ, ngôn ngữ, hành động, miêu tả tinh tế biểu hiện nội tâm nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ, lời nói...
- Ấn tượng về bé Thu (cô bé hồn nhiên, ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh, ngang ngạnh giàu tình yêu thương)
- Ấn tượng ông Sáu (tình thương con, lòng yêu nước…)
- Thể hiện nhân vật qua tình huống éo le, miêu tả tâm lí tinh tế với ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… Thể hiện sự am hiểu tâm lí và niềm yêu mến trân trọng của nhà văn.

  • *GV hướng dẫn HS thực hiện cá nhân, hoặc theo nhóm học tập, thực hiện các bài tập đọc hiểu sau:
  • LÃO HẠC
  • NAM CAO
  • ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Nam Cao, Lão Hạc)​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2. Tìm những chi tiết thể hiện nhân vật lão Hạc. Qua đó nêu cảm nhận của em về nhân vật.

Câu 3. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy trong việc kể chuyện.

*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 2:

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Nội dung chính: Kể sự việc lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin bán chó và tâm trạng đau khổ dằn vặt của lão.

Câu 2. Chi tiết thể hiện lão Hạc: Miêu tả dáng vẻ bề ngoài để làm bật nội tâm nhân vật đau đớn dằn vặt vì phải bán con chó vàng:

+ “Lão cố làm ra vui vẻ”,“cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước";

+ “Mặt lão đột nhiên co rúm lại”. “Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”; "Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

-> Ẩn sau dáng vẻ khổ đau, già nua, khắc khổ là tấm lòng đôn hậu của lão Hạc, gợi trong lòng bạn đọc niềm kính trọng, biết ơn.

Câu 3. Xác định ngôi kể của đoạn văn:

- Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện, xưng tôi).

- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất:

+ Ông giáo – người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kể này, câu chuyện được kể như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút độc giả dõi theo; kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.



CHIẾC LƯỢC NGÀ

NGUYỄN QUANG SÁNG​



ĐỀ SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)​

Câu 1. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chọn ngôi kể trên có tác dụng như thế nào?

Câu 2. Em hãy nêu nhận xét về những lời nói của bé Thu.

Câu 3. Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”?

Câu 4. Cách bé Thu gọi ông Sáu là "người ta" thể hiện thái độ gì? Em hãy lí giải thái độ đó.

*GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 3:​

Câu 1. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, người bạn thân thiết của ông Sáu; vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối.

- Tác dụng: là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện nên vừa miêu tả sâu sắc tâm lý nhân vật, vừa đảm bảo khách quan trong việc nhận xét, đánh giá tình cảm nhân vật.

Câu 2. Bé Thu nói trống không, ương ngạnh, bướng bỉnh.

Câu 3. Ông Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì ông muốn con bé sẽ dùng tiếng “ba” để gọi ông.

Câu 4. Cách bé Thu gọi ông Sáu là "người ta" thể hiện thái độ lạnh lùng xa cách, nhất định không chịu gọi ông Sáu là ba. Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì: những tưởng tượng về người ba của bé Thu thông qua bức ảnh ngày xưa không hề giống với ông Sáu bây giờ. Ông có một vết thẹo dài trên mặt nên bé không nghĩ đó là ba của mình.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Hoàn thiện các bài tập của buổi học.

- Chuẩn bị cho buổi học sau:

+ Tìm đọc các truyện ngắn nước ngoài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm.



Ngày soạn:

Ngày dạy:


BUỔI:

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(Chuyện kể của một em bé người An-dát)

AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ



HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC PHẨM
*GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm đã chuẩn bị.
- HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
- GV quan sát, góp ý, hoàn thiện.
1. Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) sinh tại sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc, miền nam nước Pháp trong một gia đình kinh doanh tơ lụa.
- Là nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp cuối thế kỉ 19.
- Sáng tác của An-phông-xơ Đô-đê chủ yếu là truyện ngắn với văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, giàu chất thơ thấm đẫm tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước, niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Tác phẩm chính: Chú nhóc (1886), Những lá thư viết từ cối xay gió (1869), ...
2. Tác phẩm
*Tóm tắt:
Câu chuyện kể về một buổi sáng, chú bé Phrăng định trốn học, rong chơi vì muộn giờ đến lớp và không thuộc bài. Nhưng chú đã cưỡng lại được. Phrăng chạy vội đến lớp. Dọc đường Phrăng thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài. Thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Phrăng thấy chưa bao giờ thầy giảng kiên nhẫn và dễ hiểu đến thế. Kết thúc buổi học, thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.
*Bối cảnh câu chuyện:
-
Bối cảnh chung: Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871) nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức.
- Bối cảnh riêng: Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.
- Qua câu chuyện cảm động này, nhà văn ngợi ca tình yêu đất nước, yêu ngôn ngữ dân tộc của người Pháp.
*Ngôi kể, người kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ nhất theo lời Phrăng.
+ Tác dụng: diễn tả tâm lí chân thực, sinh động.
*Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng và thầy Ha-men.
*Bố cục:
- Phần 1
(Từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần 2 (Tiếp tới "Buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
*Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- Nghệ thuật:

+ Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé. Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc- chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.
+ Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.
+ Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.
+ Giọng kể tự nhiên, linh hoạt.
+ Ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.
- Nội dung:
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.
B. LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
*GV cho HS làm việc cá nhân, theo nhóm để thực hiện các đề đọc hiểu liên quan đến văn bản "Buổi học cuối cùng" từ đó phát triển cho các em năng lực đọc hiểu VB.


ĐỀ SỐ 1

(Chọn đáp án đúng nhất và viết vào vở)

*GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên ti-vi, HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

*HS trình bày, lắng nghe và đánh giá, bổ sung cho bạn. GV góp ý (nếu cần).

*GV đánh giá ý thức học tập, chuẩn bị bài của HS theo thang điểm 10.

  • Câu 1. Văn bản được kể theo lời của nhân vật nào?
    • A. Người kể giấu mặt
    • B. Nhân vật xưng tôi
    • C. Thầy giáo Ha-men
    • D. Cụ già Hô- de
    • Câu 2. Tác giả An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn của nước nào?
      • A. Anh
      • B. Đức
      • C. Pháp
      • D. Mĩ
      • Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng” là gì?
      • A. Buổi học cuối của một học kì.
      • B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.
      • C. Buổi học cuối cùng của một năm học.
      • D. Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
      • Câu 4. Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?
      • A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918).
      • B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
      • C. Chiến tranh Pháp-Phổ cuối thế kỉ XIX.
      • D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX.
      • Câu 5. Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
      • A. Hồi hộp chờ và rất xúc động.
      • B. Vô tư và thờ ơ.
      • C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động.
      • D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
      • Câu 6. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng?
      • A. Đau đớn và rất xúc động.
      • B. Bình tĩnh và tự tin.
      • C. Bình thường như những buổi học khác.
      • D. Tức tối, căm phẫn.
      • Câu 7. Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm?
      • A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình.
      • B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.
      • C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù.
      • D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.
      • Câu 8. Em hiểu thế nào về câu văn: “Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…
      • A. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
      • B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
      • C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ.
      • D. Gồm cả 3 ý trên.
      • Câu 9. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ, đúng hay sai?
        • A. Đúng
        • B. Sai
        Câu 10. Thầy Ha-men đã đánh giá tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ như thế nào?
        A. Trong sáng và khoa học nhất thế giới.
        B. Trong sáng nhất, khúc triết nhất và tuyệt vời nhất thế giới.
        C. Trong sáng nhất, sâu sắc nhất và tinh tế nhất.
        D. Hay nhất, trong sáng nhất và vững vàng nhất thế giới.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1:

        1B2C3B4C5C
        6A7D8C9A10D

        ĐỀ SỐ 2
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
        Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
        Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?.
        Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:
        - Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!
        Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.
        Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:
        - Yên một chút nào!
        Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!
        Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:
        - Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con”.

        (An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)​
        Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn truyện.
        Câu 2. Ai là người kể chuyện, người kể ở ngôi thứ mấy? Điều đó có tác dụng gì?
        Câu 3. Qua cái nhìn quan sát của Phrăng buổi học cuối cùng diễn ra trong bối cảnh thời gian, không gian nào? Tìm chi tiết thể hiện và nêu nhận xét của em.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 2:
        Câu 1. Phương thức biểu đạt
        : Tự sự, miêu tả.
        - Nội dung chính: Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
        Câu 2. Ngôi kể, người kể chuyện:
        + Ngôi kể thứ nhất theo lời Phrăng.
        + Tác dụng: diễn tả tâm lí chân thực, sinh động.
        Câu 3.
        *Bối cảnh của buổi học cuối cùng:
        -
        Bối cảnh chung: Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871) nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức.
        - Bối cảnh riêng: Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.
        - Thời gian: Buổi sáng.
        - Không gian:
        - Trên đường đến trường:
        + Trên cánh đồng cỏ Ríp-pe, sau xưởng cưa lính phổ đang tập.
        + Trước trụ sở xã: Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.
        + Bác phó rèn Oát-stơ lớn tiếng bảo Phrăng: "Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!"
        - Ở trường: Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường “Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng Chủ nhật”.
        - Lớp học:
        + Các bạn đã ngồi vào chỗ.
        + Thầy Ha- men đi lại với cây thước.
        + Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu.
        => Báo hiệu môt điều nghiêm trọng khác thường.
        *Nhận xét: Bối cảnh không gian, thời gian như báo hiệu điều bất thường đã xảy ra. Sự bất thường ấy chính là:
        + Vùng An-dát của Pháp đang rơi vào tay quân Đức.
        + Việc sinh hoạt, học tập của nhân dân không còn như trước nữa.
        + Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy ở đây nữa.
        ĐỀ SỐ 3
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.
        Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

        (An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)​
        Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
        Câu 2. Thầy Ha-men hiện lên qua hình ảnh nào? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì?
        Câu 3. Việc cụ Hô-de và dân làng đều tập trung đến lớp học của thầy Ha-men nói lên được điều gì?
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 3:
        • Câu 1. Nội dung: Khung cảnh buổi học cuối cùng.
        • Câu 2. Thầy Ha-men hiện lên qua trang phục: trang trọng, lịch sự.
      • + Áo: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh, diềm lá sen gấp nếp mịn.
        + Mũ: Đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
        -> Buổi học có ý nghĩa, tầm quan trọng với thầy.
        Câu 3. Cả cụ già Hô-de và dân làng đều tập trung đến học buổi học cuối cùng chứng tỏ mọi người đều: Yêu mến, kính trọng thầy Ha-men, tiếng Pháp.

        ĐỀ SỐ 4
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:
        - Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
        Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.
        Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi! ...
        Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
        Tội nghiệp thầy!
        Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…
        Tôi đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:
        - Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!...” Dù thế nào, thì Phrăng tội nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách.
        Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?...
        Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…
        Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.
        Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ:
        - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
        Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảng sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi.
        Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kỳ cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!

        (An-phông-xơ Đô-đê, Buổi học cuối cùng)​
        Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích.
        Câu 2. Tìm chi tiết thể hiện thái độ của thầy Ha-men dành cho học sinh. Qua đó nói lên tình cảm thầy dành cho học sinh như thế nào?
        Câu 3. Thầy Ha-men có nhìn nhận như nào về tiếng Pháp? Vì sao em khẳng định điều đó?
        Câu 4. Chia sẻ những câu thơ, câu hát mà em biết cũng đề cao vai trò tiếng nói dân tộc.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 4:
        Câu 1. Phương thức biểu đạt chính:
        Tự sự.
        Nội dung: Khung cảnh buổi học cuối cùng.
        Câu 2. Chi tiết thể hiện thái độ của thầy Ha-men dành cho học sinh:
        - Phrăng đi muộn thầy không giận dữ mà nói dịu dàng;
        - Xưng hô gần gũi "thầy- các con" nhắc học sinh chú ý học hành với giọng “dịu dàng và trang trọng”.
        - Phrăng không đọc được bài thầy vẫn ôn tồn.
        - Thầy kiên nhẫn giảng giải cho học sinh tất cả những hiểu biết của thầy với ánh mắt xúc động nhìn vào đồ vật và ngôi trường.
        -> Thái độ với học sinh cho thấy tình yêu thương quan tâm, gần gũi.
        Câu 3. Thầy Ha-men nhìn nhận về tiếng Pháp: Yêu tin, tự hào,...
        - Tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp.
        - Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Pháp bằng những lời nói sâu sắc thiết tha thầy ca ngợi về vẻ đẹp của tiếng Pháp.
        - Nhắc học sinh phải yêu mến, giữ gìn.
        - Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá của chốn lao tù.
        - > Thể hiện tình cảm yêu nước và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc. Thầy muốn truyền cho học sinh tình yêu và niềm tự hào ấy.
        Câu 4.
        Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
        Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
        Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
        Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

        Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
        Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
        Như gió nước không thể nào nắm bắt
        Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

        Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
        Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
        Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
        Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
        Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
        Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

        (Lưu Quang Vũ)

        Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ
        Tôi bỗng tỉnh ra. Tới giây phút lạ lùng
        Tôi chợt hiểu, người chữa tôi khỏi bệnh
        Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thân thương.

        Những tiếng khác dành cho dân tộc khác
        Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người
        Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất
        Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi.

        (R.Gam-ma-tốp)
        ĐỀ SỐ 5
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.
        - Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…
        Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.
        Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”.
        Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:
        “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.
        • Câu 1. Đoạn văn kể về sự kiện gì?
        • Câu 2. Tìm chi tiết thể hiện đặc điểm nhân vật thầy Ha-men. Qua đó cho em cảm nhận gì?
        • Câu 3. Đoạn trích đã gửi đến cho em thông điệp nào?
        • *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 5:
        • Câu 1. Đoạn văn kể về nỗi đau đớn, xúc động của thầy Ha-men ở giây phút cuối của buổi học tiếng Pháp cuối cùng khi tiếng chuông nhà thờ và tiếng kèn vang lên báo hiệu việc cấm dứt học tiếng Pháp.
        • Câu 2.
      • + Nỗi đau đớn, xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn quân Phổ báo hiệu hết giờ học, báo hiệu việc chấm dứt học tiếng Pháp.
        + Thầy Ha-men "người tái nhợt","nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và " đầu dựa vào tường', "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu".
        -> Biểu hiện của thầy thể hiện nỗi đau đớn, thất vọng. Đó là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, người yêu nước sâu sắc, là người truyền lửa cho các thế hệ học sinh.
        Câu 3. Bài học:
        -
        Hãy biết trân trọng, có tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói ông cha.
        • - Tình yêu tiếng nói ông cha chính là tình yêu nước.
        • - Phải có trách nhiệm giữ gìn tiếng nói dân tộc.
      • ĐỀ SỐ 6
        Nêu những cảm nhận của Phrăng về thầy Ha-men.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 6:
        - Khi bản thân đi muộn và không thuộc bài, Phrăng cảm nhận: thầy dịu dàng, trang trọng:
        + Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng.
        + Thầy Ha-men bước lên bục rồi vẫn giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào...
        - Quên ngay cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ và cậu cảm thấy "Tội nghiệp thầy"
        - Hiểu được các cụ già trong làng lại đến ngồi dưới lớp học là cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bối mươi năm "phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi"
        - Tuy nhiên, thầy vẫn can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi.
        - Cảm nhận thầy hiện lên thật đẹp khi buổi học kết thúc: "Thầy Ha-men đứng trên bục người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế".
        ->Từ sợ hãi thầy đến thân thiết quý trọng thầy, thấy thầy thật lớn lao; nhờ thầy mà cậu hiểu ra quân Phổ là quân khốn nạn.
        ->Nghệ thuât kể, tả đặc biệt miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc làm bật thái độ của Phrăng với thầy Ha-men. Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thận biết lẽ phải, có tình yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ của mình, quý trọng biết ơn người thầy, biết căm giận kẻ ngoại bang.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - Đọc kĩ đoạn trích “Đi lấy mật” (trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi).


        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:

        VĂN BẢN “ĐI LẤY MẬT
        (trích tiểu thuyết ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM)
        Đoàn Giỏi

        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        *GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.I. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
        1. Giới thiệu tác giả:

        - Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở Tiền Giang.
        - Ông thường viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống ở miền đất phương Nam với vẻ đẹp của vùng đất trù phú, người dân chất phác, thuần hậu, can đảm, nghĩa tình.
        - Tác phẩm tiểu biểu: Đường về gia hương, Cá bống mú, Đất rừng phương Nam,..
        2. Giới thiệu tác phẩm:
        - Đoạn trích “Đi lấy mật” là tên chương 9 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.
        *Thể loại: Tiểu thuyết.
        *Nhân vật: Tía An, má nuôi An, An là con nuôi trong gia đình Cò và Cò. Họ sinh sống ở vùng rừng tràm U Minh.
        *Các sự việc chính:
        - Tía nuôi An dẫn An và Cò đi lấy mật ong rừng;
        - Trên đường đi, họ nghỉ chân, Cò đố An nhận biết được con ong mật. Bóng nắng lên, họ giở cơm ra ăn;
        - Họ tiếp tục đi đến khoảng đất rộng, An reo lên khi nhìn thấy bầy chim. Gặp một kèo ong gác, An nhớ chuyện má nuôi kể về cách đặt gác kèo ong;
        - An nhìn lên kèo ong nghĩ về cách “thuần hoá” ong rừng rất riêng biệt của người dân vùng U Minh. Rồi mọi người cùng ngồi ăn cơm dưới bụi cây râm mát.
        *Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
        *Bố cục:
        - P1: Từ đầu đến “trong các bụi cây”: Đi lấy mật ong rừng;
        - P2: Từ “Lần đầu tiên…” đến “…màu xanh lá ngái” Nghỉ chân ăn cơm và nhận biết con ong mật;
        - P3: Từ “Chúng tôi tiếp tục đi…..” đến “…thấy ghét quá”: An nhớ chuyện má nuôi kể chuyện cách lấy mật ong;
        - P4: Còn lại: An nghĩ về về cách “thuần hoá” ong rừng của người dân U Minh.
        *Đề tài:
        - Tuổi thơ và thiên nhiên (Đi lấy mật trong rừng U Minh).
        a. Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh
        *Rừng U Minh hiện lên với vẻ đẹp phong phú, hoang sơ, kì thú và đầy chất thơ:
        Bình minh yên tĩnh trong vắt, mát lành; buổi trưa tràn đầy ánh nắng, ngây ngất hương hoa tràm; tiếng chim hót líu lo; nhiều loài cây nhiều màu sắc, nhiều loài côn trùng bé nhỏ kì lạ cùng thế giới đầy bí ẩn của loài ong;…
        *Thể hiện:
        - Những câu văn miêu tả: “Buổi sáng…..một lớp thuỷ tinh”; “Rừng cây im lặng quá…..những cánh mỏng và dài”; “Phải hết sức tinh mắt…..nghe được”; “Chim hót líu lo…..màu xanh lá ngái”;….
        - Chi tiết miêu tả:
        + Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh….Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh;
        + Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình;
        + Đó là ruồi xanh đang bay đứng. Óng ánh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cánh mỏng và dài;
        + Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con….hai con…ba con…Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đĩa vụt qua rất nhanh….tiếng kêu eo…eo…eo…eo;
        + Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm.
        thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng;
        + Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh;
        + Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên…

        -> Cảnh sắc thiên nhiên được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của nhân vật An. Qua đó, giúp ta thấy được khả năng quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng, biết phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
        b. Vẻ đẹp con người phương Nam: mạnh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, trân trọng sự sống và thiên nhiên.
        *Thể hiện ở các chi tiết miêu tả:
        - Nhân vật tía nuôi:
        + Vóc dáng khoẻ mạnh vững chãi; cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát,…;
        + Lời nói, cách cư xử: nghe An thở phía sau ông đã biết cậu bé mệt và cần nghỉ chân; chú tâm lo cho An hơn Cò vì biết An chưa quen đi rừng,…
        + Biết gác kèo cho ong rừng làm tổ rất giỏi và biết bảo vệ đàn ong…
        - Nhân vật Cò:
        + Thằng Cò đội cái thúng to tướng; coi đi bộ chưa thấm tháp gì, cặp chân như bộ giò nai, lội suối suốt ngày trong rừng chả mùi gì;
        + Đố mày biết con ong mật là con nào? Hỏi xong đưa tay trỏ lên phía trước mặt;
        + Thứ chim này có gì mà đẹp; không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…Thằng mau quên hé!Vậy chớ…

        - Nhân vật An: (vì chiến tranh, bị lạc gia đình nên được gia đình Cò nhận làm con nuôi)
        + Cảm nhận được tình thương của tía và má dành cho mình nên rất yêu quý họ, luôn nghĩ về họ với tình cảm gần gũi, thân thuộc, ấm áp: Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết…; Má nuôi tôi đã vò đầu tôi, cười rất hiền lành…;
        +
        Có chút “ganh tị” rất hồn nhiên với Cò vì Cò đi rừng thành thoạ và hiểu biết nhiều về rừng U Minh;
        + Thiên nhiên rừng U Minh hiện lên trong mắt An đẹp phong phú, bí ẩn, đầy chất thơ.
        + Suy nghĩ, liên tưởng, so sánh: “không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.”
        *Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất; tình huống truyện nhẹ nhàng, xen lẫn hồi ức; ngôn ngữ đối thoại sinh động, miêu tả tinh tế.
        *Tính cách nhân vật:
        - Tía nuôi An là người lao động dày dạn kinh nghiệm, từng trải, can đảm, tính cách mạnh mẽ, giàu lòng nhân hậu, yêu thương con người, trân trọng sự sống và thiên nhiên.
        - Cò là một cậu bé thông minh, có hiểu biết, nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu.
        - An là cậu bé biết cảm nhận những tình cảm thân thương gần gũi của ba má nuôi, biết quan sát thiên nhiên; thông minh, ham hiểu biết.
        3. Chất Nam Bộ thể hiện trong văn bản.
        - Ngôn ngữ
        : giản dị đậm sắc thái địa phương Nam Bộ: Sử dụng từ địa phương, quán ngữ làm nổi bật nét riêng của người Nam Bộ
        -Phong cảnh thiên nhiên: đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ: Vùng thiên nhiên trù phú, hoang sơ:
        + Sông nước.
        + Rừng tràm: Nhiều thú dữ, chim chóc (kì nhông, ong...) buổi hoang sơ
        => Thiên nhiên xuất hiện thấp thoáng qua lời kể của nhân vật đã gợi vẻ đẹp của vùng sông nước với những rừng tràm trù phú, hoang sơ.
        Tính cách con người: Bộc trực, thẳng thắn, dễ mến.
        Nếp sống sinh hoạt: mang đậm dấu ấn địa phương Nam Bộ -> Tạo ấn tượng chung về con người, mảnh đất phương Nam.
        3. Khái quát:
        a. Nghệ thuật

        - Sử dụng ngôi kể phù hợp để câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, nhiều chiều;
        - Ngôn ngữ sinh động, mang đậm chất Nam bộ, cách miêu tả tinh tế;
        - Tính cách nhân vật được bộc lộ qua tình huống nhẹ nhàng và qua đối thoại, qua ý nghĩ, qua mối quan hệ với các nhân vật khác.
        b. Nội dung – Ý nghĩa
        - Đoạn trích đã khắc hoạ ấn tượng vẻ đẹp thiên nhiên rừng U Minh kì thú, giàu có, hoang sơ, đầy chất thơ cùng con người đất phương Nam vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ, phóng khoáng...
        - Đoạn trích đã bồi đắp cho mỗi chúng ta tình cảm yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp con người đất phương Nam.
        *GV cho HS thực hành luyện tập đoạn trích VB trích đoạn tiểu thuyết.II. Luyện tập

        LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU
        NGỮ LIỆU TRONG SGK
        ĐỀ BÀI:
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đấy! Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thế nào, nhưng tôi vẫn chưa hình dung được "ăn ong” ra sao. Những điều má nuôi tôi kể, trong các sách giáo khoa không thấy nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về loài ong, về những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dấu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc lắm mới đưa được con ong rừng về nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ dễ dàng và đảm bảo hơn.
        Trong kho tàng của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.
        - Thôi, dừng lại nghỉ một lát, bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi! - Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.
        Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu! Chúng tôi đã bơi xuồng đi từ lúc gà vừa gáy rộ canh tư. Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!

        (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)​
        Câu 1. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Kể theo ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là ai?
        Câu 2. Từ “ăn ong”; “ăn lông ở lỗ” nghĩa là gì?
        Câu 3. Tìm chi tiết thể hiện tình yêu thương của tía nuôi dành cho An?
        Câu 4.Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho một khái niệm chung chung; những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong sách vở cũng không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo”. Chi tiết này nói lên điều gì?
        Câu 5. Chi tiết “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” cho biết nhân vật Cò là người như thế nào?
        Câu 6. Qua câu chuyện trên, em có nhận xét gì về nhân vật An?
        Câu 7. Hãy chia sẻ những điều độc đáo trong phong tục tập quán của quê hương em.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN:
        Câu 1.
        Đoạn trích trên kể về sự việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong. Đoạn trích kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật An.
        Câu 2. Từ “ăn ong”: gác kèo và lấy mật ong; “ăn lông ở lỗ”: là thành ngữ dùng để chỉ kiểu sống hoang dã, ăn sống nuốt tươi mất vệ sinh, hoặc rộng hơn là thiếu sự hiểu biết, thiếu văn hóa.
        Câu 3. Chi tiết thể hiện tình yêu thương của tía nuôi dành cho An:
        - Thôi, dừng lại nghỉ một lát, bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!
        - Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu!

        Câu 4.Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho một khái niệm chung chung; những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong sách vở cũng không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo”. Chi tiết này nói lên sự độc đáo, riệng biệt trong cách lấy mật của người dân vùng U Minh.
        Câu 5. Chi tiết “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!” cho biết nhân vật Cò là người khỏe khoắn, vạm vỡ, từng trải, quen thuộc với việc đi bộ đường rừng.
        Câu 6. Nhận xét về nhân vật An: Nhạy cảm, thích quan sát, suy xét, ham hiểu biết, so sánh; hiểu được tình cảm người khác dành cho mình.
        Câu 7. HS tự chia sẻ những điều độc đáo trong phong tục tập quán của quê hương mình trong cách sống, sinh hoạt hằng ngày.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - Chuẩn bị cho buổi học đọc hiểu thể loại tiểu thuyết: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:

        LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU
        NGỮ LIỆU NGOÀI SGK

        ĐỀ SỐ 1
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!”.
        - Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.
        Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.
        - Ngồi xuống đây chú em.
        - Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

        (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)​
        Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích.
        Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì?
        Câu 3. Tìm những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách của chú Võ Tòng. Qua đó gợi lên trong em ấn tượng gì về chú Võ Tòng?
        Câu 4. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh không gian như thế nào?
        Câu 5. Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1:
        Câu 1.
        Phương thức: Tự sự. Nội dung: bối cảnh gặp gỡ của cha con tía nuôi An với chú Võ Tòng.
        Câu 2. Ngôi kể: thứ nhất. Người kể chuyện: Cậu bé An. Tác dụng: Truyện kể trở nên chân thực.
        Câu 3.
        - Nhà cửa:
        ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến.
        - Cách ăn mặc:
        + Chú cởi trần mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi).
        + Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả.
        + Thắt cái xanh- tuya- rông.

        - Tiếp khách:
        + Chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít.
        + Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

        - Ý nghĩa: Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách,... gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người có lối sống dân dã, phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên.
        Câu 4. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh, không gian hoang sơ.
        Câu 5. Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt...) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:
        + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng...)
        + Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ.
        + Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, tình cảm.
        + Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng.
        ĐỀ SỐ 2
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. […] Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vơ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữ, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổi chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên“Võ Tòng” hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa gã là một chàng trai, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai.Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy, lúc chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà… thì số mày tới rồi! Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt gã đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy, gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bó tay chịu tội.
        (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)​
        Câu 1. Người kể chuyện kể ở ngôi thứ mấy? Nêu ý nghĩa của ngôi kể đó.
        Câu 2. Đoạn trích kể sự việc liên quan đến nhân vật nào? Đó là sự việc gì?
        Câu 3. Tìm chi tiết thể hiện sự việc liên quan đến nhân vật. Qua các chi tiết đó đã cho thấy nhân vật là người như thế nào?
        Câu 4. Tìm những từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. Việc sử dụng các từ ngữ đó có có tác dụng gì?
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 2:
        Câu 1.
        Ngôi 3- Người giấu mặt kể về cuộc đời trước kia của chú Võ Tòng.
        Câu 2. Đoạn trích kể về nhân vật Võ Tòng
        + Sự việc Võ Tòng đánh hổ.
        + Sự việc giết tên địa chủ.
        Câu 3. Các chi tiết thể hiện
        *Sự việc Võ Tòng đánh hổ:

        - Vơ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổi chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người.
        - Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được.
        - Trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ.
        *Giết tên địa chủ:
        - Vợ kêu thèm ăn măng Võ Tòng, liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng.
        - Bị địa chủ vu cho ăn trộm “mụt măng”, gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. Võ Tòng đã “chém trả vào mặt gã đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu”.
        - “Nhưng gã không trốn chạy, gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bó tay chịu tội”.
        *Qua hành động thể hiện tính cách nhân vật:
        + Hiền lành, quý vợ rất mực.
        + Sống đường hoàng, chính trực: giết địa chủ, thẳng thắn thú nhận và sẵn sàng ngồi tù.
        + Không trốn chạy... đường hoàng xách dao đến trước nhà bó tay chịu trói.
        3. Từ mang tính địa phương:
        + Gã, hắn.
        + Mụt măng.

        4. Các yếu tố thể hiện yếu tố địa phương Nam Bộ
        *Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt...) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:
        + Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng...)
        + Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ.
        + Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, gan dạ, tình cảm.
        + Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - Chuẩn bị cho buổi học đọc hiểu thể loại tiểu thuyết:
        + Tìm đọc tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:
        ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU MỞ RỘNG
        VĂN BẢN TIỂU THUYẾT NGOÀI SGK
        A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
        I. Năng lực
        1. Năng lực đặc thù
        Phát triển năng lực đọc cho học sinh:
        Biết đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết:
        + Nhận biết bối cảnh, nhân vật, sự kiện, tình huống.
        + Nêu được ấn tượng về văn bản.
        + Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
        + Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
        + Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
        2. Năng lực chung
        - Tự chủ và tự học:
        Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học. Tự quyết định cách thức giải quyết nhiệm vụ học tập, tự đánh giá được quá trình và kết quả giải quyết vấn đề học tập của bản thân.
        II. Phẩm chất
        - Chăm chỉ
        : Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
        B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
        1. Thiết bị :
        Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
        2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.
        C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

        TẮT ĐÈN
        NGÔ TẤT TỐ
        *Cách thức chung
        -
        GV chiếu đề bài (phát phiếu cho HS) yêu cầu HS đọc xác định nhiệm vụ.
        - HS thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm nhiệm vụ, sau đó báo cáo kết quả, thảo luận bổ sung.
        - GV góp ý.
        - GV đánh giá- chiếu đáp án- HS tự bổ sung.
        ĐỀ SỐ 1
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt cho chóng nguội. Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
        - Bác trai đã khá rồi chứ?
        - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
        - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm dề dề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
        - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

        (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
        • Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và ngôi kể của đoạn trích.
        • Câu 2. Đoạn trích nhắc đến những nhân vật nào?
        • Câu 3. Sự việc được nhắc đến trong đoạn trích là sự việc nào?
      • Câu 4. Xác định bối cảnh của câu chuyện.
        GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

        Câu hỏi
        Trả lời
        Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn trích.- Phương thức: Tự sự, kết hợp miêu tả.
        - Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
        Câu 2. Đoạn trích nhắc đến những nhân vật nào?- Chị Dậu, anh Dậu (bác trai, nhà cháu).
        - Bà lão hàng xóm.
        Câu 3. Sự việc được nhắc đến trong đoạn trích là sự việc nào?- Cháo chín, chị Dậu múc la liệt quạt cho chóng nguội.
        - Anh Dậu ốm yếu vừa tỉnh dậy. chưa kịp ăn.
        - Quan trên về thúc thuế, anh Dậu có nguy cơ sẽ bị bắt, đánh trói.
        Câu 4. Xác định bối cảnh của câu chuyện.- Bối cảnh xã hội: Xã hội thực dân phong kiến Việt Nam trước 1945.
        - Bối cảnh riêng: Tình cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu (vì thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói đến ngất mới tỉnh lại thì bọn tay sai lại chuẩn bị đến đốc thuế).
        ĐỀ SỐ 2
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
        - Thầy hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
        Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
        Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
        - Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp nốt tiền sưu! Mau!
        Hoảng quá anh Dậu vội để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
        - Anh ta sắp phải gió như đêm qua đấy!
        Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
        - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Ðấy chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
        Chị Dậu run run:
        - Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..
        Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
        - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước, mà dám mở mồm xin khất!
        Chị Dậu vẫn cố thiết tha:
        - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
        Cai lệ vẫn giọng hằm hè:
        - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?
        Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
        - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Ðùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
        Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
        - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
        - Tha này, tha này!
        Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
        Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
        - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
        Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
        - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

        (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
        • Câu 1. Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
        • Câu 2. Liệt kê các sự việc chính và chi tiết thể hiện thái độ của các nhân vật trước các sự việc xảy ra.
        • Câu 3. Qua cách xử sự của các nhân vật, em hãy nhận xét tính cách của các nhân vật.
        • Câu 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?
      • *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 2
        Câu hỏi
        Trả lời
        Câu 1. Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?- Nhân vật: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu
        - Nhân vật chính: chị Dậu, cai lệ.
        Câu 2. Liệt kê các sự việc chính và chi tiết thể hiện thái độ của các nhân vật trước các sự việc xảy ra.- Cháo chín, chị Dậu múc một bát lớn đến khẩn khoản mời chồng và bế cái Tỉu ngồi xuống như cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
        - Anh Dậu đang kề bát cháo lên miệng, bọn tay sai (cai lệ, người nhà Lí trưởng với thái độ hung hăng, hống hách đến quát tháo với những lời vô tâm “thằng kia ông tưởng mày chết đêm qua rồi, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
        + Chị Dậu nhẫn nhục van xin “xưng cháu” gọi chúng là “ông” để khơi gợi từ tâm của bọn tay sai: “run run” xin chúng “làm phúc” cho khất nhưng cai lệ “trợn ngược mắt, quát: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”
        + Chị Dậu vẫn “thiết tha”, “Xin ông trông lại” nhưng cai lệ đáp lại bằng “giọng hầm hè”, đe dọa “ông sẽ dỡ cả nhà mày”, ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng “trói cổ thằng chồng nó lại điệu ra đình kia” khiến tên này “lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói”, rồi cai lệ “đùng đùng giật phắt cái giây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu” đòi bắt trói.
        + Trước sự vô tâm, hống hách của cai lệ, chị Dậu chạy đến đỡ tay hắn, nhẫn nhục van xin “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho!”. Tên cai lệ đáp lại lời van xin bằng hành động đểu cáng “Tha này! Tha này!” rồi “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”.
        + Chị Dậu liều mạng cự lại chúng, đầu tiên là lí lẽ làm người với cách xưng hô thay đổi “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”- chị muốn nhắc chúng đạo lí tối thiểu của một con người là “Ốm tha, già thải”.
        + Thế nhưng “Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”. Với thái độ căm giận ngùn ngụt chị Dậu với tư thế đứng trên đầu thù, xưng “bà”- gọi chúng là “mày” sẵn sàng đè bẹp đối phương đã thách thức chúng với giọng đanh thép : “Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”.
        Câu 3. Qua cách xử sự của các nhân vật, em hãy nhận xét tính cách của các nhân vật.- Chị Dậu: Yêu thương chồng con, quan tâm, dịu dàng trong cư xử với chồng. Với bọn tay sai chị nhẫn nhục nhưng cũng cứng cỏi đáp lại sự vô tâm của chúng. Ở chị tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
        - Cai lệ: Hống hách, đểu cáng, táng tận lương tâm.
        - Tên người nhà lí trưởng: Làm theo lệnh cai lệ.
        Câu 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?- Tạo tình huống gây cấn.
        - Xây dựng nhân vật trong thế đối lập.
        - Tính cách nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, xung đột.
        - Kết hợp kể, tả, biểu cảm.
        - Nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng xuất hiện với tên chung cho thấy trong xã hội có nhiều kẻ tay sai hách dịch, vô tâm như chúng.
        ĐỀ SỐ 3
        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
        “ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
        Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
        Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
        Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên :
        - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
        Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:
        - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...
        Người nhà lí trưởng hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa”.

        (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)​
        Câu 1. Đoạn trích kể về sự việc gì?
        Câu 2. Tác giả khắc họa hình ảnh chị Dậu qua những chi tiết nào? Qua đó nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích.
        Câu 3. Cho câu văn: “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn
        a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
        b. Hãy tìm thêm 5 thành ngữ có cách nói như “Nhanh như cắt”.
        Câu 4. Em có suy nghĩ gì về sự phản kháng và chiến thắng của chị Dậu trước bọn tay sai hung hãn? Từ đó nêu cách hiểu về thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” và bài học tác giả muốn nhắn gửi.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 3
        Câu hỏi
        Trả lời
        Câu 1- Đoạn trích kể về sự phản kháng tiềm tàng của chị Dậu chống lại bọn tay sai.
        Câu 2Tác giả khắc họa chị Dậu qua hành động, cử chỉ, lời nói:
        + Đâu tiên chị thách thức chúng với niềm căm giận ngùn ngụt:
        - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
        + Sau đó hành động phản kháng mau lẹ: với cai lệ “chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”.
        - Người nhà lí trưởng định xông vào nhưng rồi cũng bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
        - Anh Dậu hết lời khuyên lơn vợ nhưng chị Dậu nhất quyết vùng dậy, quyết: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”; cuối cùng hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
        -
        Anh Dậu khuyên can chị trả lời "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
        ->Chị Dậu là người đàn bà lực điền tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Con giun xéo mãi cũng quằn, bị dồn tới bước đường cùng người nông dân phải tự giải thoát cho mình.
        Câu 3- BPTT: Biện pháp so sánh
        + Tác dụng: Nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Nhấn mạnh hành động nhanh nhẹn, dứt khoát của nhân vật.
        - Thành ngữ tương tự: chậm như rùa; dữ như cọp; đen như gỗ mun; đỏ như son; nhanh như chớp.
        Câu 4- Hành động của chị Dậu bột phát xuất phát từ thương chồng con nhưng cũng có nguyên nhân từ lâu do bị áp bức quá dài.
        - Sức mạnh chiến thắng của chị Dậu là sức mạnh của tình thương, của lòng căm thù..
        - Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định thì sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
        - Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.
        - Nhan đề văn bản "Tức nước vỡ bờ" là một thành ngữ gần gũi, quen thuộc:
        + Nghĩa thực: nước lớn ép vào bờ, tức nước, sẽ khiến bờ không chịu được thì vỡ.
        + Nghĩa ẩn dụ: Khi những người nông dân bị đẩy đến đường cùng, áp bức đến cùng cực, họ sẽ không chấp nhận cam chịu, phản kháng quyết liệt và mạnh mẽ để bảo vệ chính những người mà mình thương yêu.
        - Bài học:
        + Bề ngoài vẻ hiền lành giản dị của người nông dân nhưng bên trong có sức mạnh phản kháng tiềm tàng.
        + Có áp bức có đấu tranh.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - Chuẩn bị cho buổi học: Đọc kết nối chủ đề: Ngàn sao làm việc của Võ Quảng.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:

        VĂN BẢN “NGÀN SAO LÀM VIỆC
        Võ Quảng

        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        *GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.I. Giới thiệu tác giả:
        - Võ Quảng (1920-2007) quê ở Quảng Nam.
        - Ông sáng tác thơ, truyện, viết kịch bản phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm nổi tiếng thế giới.
        - Với ngôn ngữ, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, vui tươi, thơ viết cho thiếu nhi của ông giản dị, trong sáng gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo.
        - Tác phẩm tiểu biểu: Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Quê nội (1970),…
        II. Giới thiệu tác phẩm:
        - Văn bản “Ngàn sao làm việc” trích trong Tuyển tập Võ Quảng, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr.170-171).
        *Thể thơ: Thơ 5 chữ.
        *Giọng điệu: Nhẹ nhàng, trong trẻo, vui tươi.
        *Đề tài: Tuổi thơ và thiên nhiên (Vẻ của bầu trời đêm).
        *Bố cục:
        - Hai khổ đầu: Cảnh vật đồng quê và tâm trạng của nhân vật “tôi”.
        - Bốn khổ thơ cuối: Vẻ đẹp của dải Ngân Hà và các chòm sao.
        *Nhân vật trữ tình: Nhân vật “tôi”- một bạn nhỏ sống ở làng quê.
        1. Cảnh vật đồng quê và tâm trạng của nhân vật “tôi”
        1) Chi tiết gợi tả không gian, thời gian: bóng chiều, đồng quê đang xanh thẫm, trở tối mò, trời yên tĩnh, ngàn sao…Đó là cảnh cánh đồng quê vào buổi chiều hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.
        2) Nghệ thuật tả cảnh: Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, ngôn ngữ bình dị, giàu sức gợi, các phép tu từ nhân hoá, so sánh sinh động,..
        3) Tâm trạng nhân vật “tôi”: vui tươi, hạnh phúc khi dắt trâu về nhà trong khung cảnh êm đềm, thơ mộng của đồng quê: bóng chiều toả, trời trở tối, người và trâu đi giữa trời đêm như bước giữa ngàn sao
        2. Ấn tượng về vẻ đẹp khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”
        - Khung cảnh rộng lớn, mênh mông và không khí tươi vui, rộn rã. Ngàn sao toả sáng, những chòm sao hiện lên sống động như những con người đang mải miết, cần mẫn, hăng say trong công việc lao động thường ngày,…
        III. Khái quát:
        1. Nghệ thuật

        - Giọng điệu nhẹ nhàng, tươi vui;
        - Ngôn ngữ bình dị, gợi cảm;
        - Hình ảnh so sánh độc đáo, sinh động, gợi nhiều liên tưởng.
        2. Nội dung – Ý nghĩa
        - Bài thơ đã khắc hoạ ấn tượng vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê, của vũ trụ bao la mà vẫn gần gũi, thân thuộc, vui nhộn.
        - Tác phẩm đã góp phần bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu mến thiên nhiên, yêu vẻ đẹp thôn dã…
        *GV cho HS thực hành luyện tập VB.III. Luyện tập

        LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU
        NGỮ LIỆU TRONG SGK
        ĐỀ BÀI:
        Câu 1.
        Văn bản Ngàn sao làm việc được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về nhịp điệu của bài thơ.
        Câu 2. Theo cách nhìn của nhân vật “tôi”, những vì sao trong đêm có điều gì thú vị? Cách nhìn đó giúp em hình dung ra sao về nhân vật “tôi”?
        Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ cuối:
        Ngàn sao vui làm việc
        Mãi đến lúc hừng đông
        Phe phẩy chiếc quạt hồng
        Báo ngày lên về nghỉ.

        *GỢI Ý ĐÁP ÁN:
        Câu 1.
        Văn bản Ngàn sao làm việc được viết theo thể thơ năm chữ. Nhịp điệu của bài thơ; chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với nội dung tái hiện khung cảnh êm đềm, thơ mộng của đồng quê ban chiều và về đêm.
        Câu 2. Theo cách nhìn của nhân vật “tôi”, những vì sao trong đêm đều toả sáng và như những con người đang cần mẫn làm việc. Những công việc giống như những công việc hằng ngày của người nông dân dưới mặt đất. Bầu trời về đêm giống như khung cảnh lao động của người nông dân.
        - Nhân vật “tôi” là một bạn nhỏ có trí tưởng tượng bay bổng, ngộ nghĩnh, yêu lao động, giao hoà với thiên nhiên vũ trụ.
        Câu 3. Chỉ ra: phép nhân hoá ngàn sao ‘vui làm việc” và hừng đông “phe phẩy chiếc quạt hồng”, “báo ngày lên” để “ngàn sao làm việc”.
        - Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ cuối:
        + Tạo không gian vũ trụ gần gũi, thân mật ngộ nghĩnh như con người;
        + Ngàn sao và hừng đông hiện lên như những con người sinh động, có hồn, có sự hăng say, có cả sự quan tâm săn sóc lẫn nhau tạo nên không khí thân ái, nhẹ nhàng, không chút lạ lẫm.
        + Thể hiện cái nhìn trìu mến, âu yếm của tác giả dành cho bầu trời quê hương.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - Chuẩn bị cho buổi học: Viết kết nối đọc:
        ĐỀ 1. Bằng đoạn văn ngắn giới thiệu đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích "Bầy chim chìa vôi".
        ĐỀ 2. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Mon.
        ĐỀ 3. Viết đoạn văn (5-7 câu) chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ em.
        ĐỀ 4. Cảm nhận về nhân vật lão Hạc qua đoạn trích sau bằng đoạn văn (khoảng 10-15 câu).
        ĐỀ 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về thái độ, tâm trạng của Phrăng với việc học tiếng Pháp.
        ĐỀ 6. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật tía nuôi An hoặc nhân vật An.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:


        LÀM VĂN
        (VIẾT KẾT NỐI ĐỌC)

        ĐỀ SỐ 1
        Bằng đoạn văn ngắn giới thiệu đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích "Bầy chim chìa vôi".
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN:
        1. Xác định yêu cầu của đề:
        a. Kiểu loại:
        Đoạn văn thuyết minh.
        b. Vấn đề: Giới thiệu đặc sắc, nội dung nghệ thuật của đoạn trích văn bản “Bầy chim chìa vôi”.
        2. Định hướng dàn ý:
        *Hình thức: Đoạn văn.
        *Nội dung:
        - Dựa vào kiến thức cơ bản để giới thiệu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của VB.
        a. Nghệ thuật

        Xây dựng tình huống truyện sinh động, gần gũi.
        Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động;
        Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
        Ngôn ngữ đối thoại sinh động.
        Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
        b. Nội dung – Ý nghĩa
        Truyện kể về tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi.
        Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh mình..
        - Nêu cảm nghĩ bản thân.
        RUBRICS
        Đánh giá đoạn văn giới thiệu đặc sắc nội dung, nghệ thuật của VB
        Tiêu chí
        Mức độ đánh giá
        Mức xuất sắc
        Mức khá
        Mức đạt
        Mức không đạt
        Bố cục, hình thức đoạn vănĐảm bảo được bố cục, hình thức đoạn văn.Đảm bảo bố cục đoạn văn. Chưa đảm bảo được các câu văn viết liền không thụt, thò đầu dòng nhưng chưa viết hoa lùi đầu dòng.
        Hoặc chỉ đảm bảo một phần bố cục, còn đảm bảo hình thức của một đoạn văn
        Đảm bảo bố cục đoạn văn, có lùi đầu dòng, các câu văn viết còn thụt thò.

        Đảm bảo một phần bố cục và một phần hình thức.
        Không đảm bảo bố cục, không lùi đầu dòng, câu văn viết thụt thò không hết dòng
        Giới thiệu nội dungGiới thiệu đầy đủ ba ý nội dungGiới thiệu được hai ý nội dung sâu sắc hoặc một ý sâu sắc, còn chạm hai ý còn lạiChạm đến ba ý
        Nói được 1 ý sâu sắc và chạm được 1 ý trong số 2 ý còn lại.
        Không nói được ý nội dung nào
        Giới thiệu nghệ thuậtGiới thiệu đầy đủ ba ý nội dungGiới thiệu được hai ý nội dung sâu sắc hoặc một ý sâu sắc, còn chạm hai ý còn lạiChạm đến ba ý. Nói được 1 ý sâu sắc và chạm được 1 ý trong số 2 ý còn lại.Không nói được ý nội dung nào
        Chữ viết, trình bàyChữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, chuẩn chính tả, ngữ pháp, không sai lỗi dùng từ, đặt câu.Chữ viết khá đẹp trình bày khá sạch đẹp, chuẩn chính tả, ngữ pháp còn một vài chỗ còn gạch xóa.Chữ viết đúng chính tả, trình bày còn một số chỗ gạch xóa, còn sai lỗi chính tả, dùng từ.Trình bày bẩn, chữ viết sai chính tả, khá nhiều lỗi dùng từ đặt câu
        Sáng tạoCó sự sáng tạo trong cách giới thiệu.Khá sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt.Có một vài chỗ diễn đạt sáng tạo.Không có sự sáng tạo.

        ĐỀ SỐ 2
        Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Mon.
        *GV chiếu bài tập và yêu cầu HS thực hiện cá nhân trong 10 phút theo kĩ thuật công đoạn, khăn trải bàn và hoàn tất một nhiệm vụ:
        + Công đoạn 1: Thảo luận theo nhóm những phương diện cần cảm nhận về nhân vật cậu bé Mon theo hình thức khăn trải bàn: Các nhóm học tập ghi cá nhân các ý nội dung cần cảm nhận về nhân vật ra lề khăn trải bàn sau đó thống nhất ý kiến ghi vào giữa khăn.

        + Công đoạn 2: Các nhóm báo cáo theo hình thức kĩ thuật phòng tranh.
        + Công đoạn 3: Thống nhất các ý cần cảm nhận.
        + Công đoạn 4: HS hoàn tất một nhiệm vụ theo hình thức cá nhân viết đoạn văn.
        - HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo theo kĩ thuật công đọan.
        - Thảo luận nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn thống nhất ý kiến.
        - Báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh thống nhất ý kiến.
        - Viết đoạn văn theo cá nhân.
        + Công đoạn 5: HS trình bày kết quả bài tập và đánh giá bổ sung lẫn nhau.
        - GV góp ý, nhận xét, tuyên dương.
        - HS đánh giá bài viết theo tiêu chí.
        RUBRICS
        Đánh giá đoạn văn cảm nhận nhân vật
        Tiêu chí,
        mức điểm
        Yêu cầu cần đảm bảo
        1. Hình thức (0,5)Đoạn văn (Viết hoa từ chỗ xuống dòng đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt trôi chảy).
        2.Dung lượng (0,5)Khoảng 5 đến 7 câu (Có đánh số thứ tự câu văn).
        3. Nội dung (6,5đ)Nêu cảm nhận nhân vật Mon ở các biểu hiện:
        *Cảm nhận chung về nhân vật.
        *Cử chỉ, hành động, suy nghĩ....(dẫn chứng, phân tích, nhận xét,...)
        5. Sự thống nhất đề tài (0,5đ)Các câu văn có sự liên kết về đề tài.
        4. Liên kết câu và đoạn văn( 0,5đ)Câu văn có sự liên kết chặt chẽ về hình thức.
        5. Sáng tạo,chữ viết( 1đ)Có sáng tạo trong cách diễn đạt, chữ viết đúng chính tả ngữ pháp.
        6. Trình bày (0,5 đ)Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.

        ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
        Đọc đoạn trích “Bầy chim chìa vôi”, ta thấy một nhân vật Mon trong sáng, đáng yêu, sống tình cảm, biết yêu thương và quan tâm đến mọi thứ xung quanh, đặc biệt là động vật (1). Em đã lo lắng đến mất ngủ khi thấy trời mưa to, nước dâng cao sẽ khiến tổ chim chìa vôi bị ngập (2). Em cứ hỏi đi hỏi lại anh Mên rằng “Thế anh bảo…mưa có to không?... Nước sông lên có to không?… Cái bãi giữa sông đã ngập chưa?...” (3). Dù chỉ là những chú chim ngoài thiên nhiên nhưng em vẫn quan tâm đến chúng, lo lắng cho sự sống của chúng “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết mất” (4). Tình yêu thương động vật của em không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện bằng hành động (5). Chi tiết em lấy trộm con cá của bố rồi thả nó xuống sống, trả nó về với tự do, rồi chi tiết em rủ anh Mên đi cứu tổ chim chìa vôi vào bờ, cho thấy Mon vô cùng yêu thương động vật và trân trọng sự sống (6). Qua đoạn trích “Bầy chim chìa vôi”, ta thấy yêu mến câu bé Mon, chính cậu bé đã cho ta một bài học xúc động về tình yêu dành cho thiên nhiên, động vật (7).

        ĐỀ SỐ 3
        Viết đoạn văn (5-7 câu) chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ em.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 3:
        1. Xác định yêu cầu của đề:
        a. Kiểu loại:
        Văn tự sự, có yếu tố biểu cảm.
        b. Hình thức: Đoạn văn (dung lượng 5 đến 7 câu).
        c. Vấn đề: Chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ em.
        2. Định hướng dàn ý:
        - Đó là kỉ niệm nào? (thả diều, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, nghịch ngợm, phá phách trên con đường làng,...).
        - Đáng nhớ ở những điều gì?
        - Tâm trạng, bài học rút ra là gì?


        ĐỀ SỐ 4
        Cảm nhận về nhân vật lão Hạc qua đoạn trích sau bằng đoạn văn (khoảng 10-15 câu).
        “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
        - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
        - Cụ bán rồi?
        - Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
        Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
        - Thế nó cho bắt à?
        Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

        (Nam Cao, Lão Hạc)​

        ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
        Bằng đoạn đối thoại kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, Nam Cao đã thể hiện sinh động biểu hiện tâm trạng đau khổ của lão Hạc khi phải bán chó. Lão vốn là lão nông dân hiền lành, giàu tình thương con nhưng vì nhà nghèo con trai lão đã phẫn chí đi làm đồn điền để lão phải sống tuổi già cô đơn chỉ có con chó vàng làm bạn. Giờ đây vì cuộc sống khó khăn, quan trọng hơn là từ tấm lòng của người cha thương con, muốn giữ cho con mảnh vườn lão phải bán con chó vàng, khiến lão đau khổ, dằn vặt nhưng lão cố giấu giếm “Lão cố làm ra vui vẻ”.Thế nhưng với sự am hiểu tâm lí nhân vật, nhà văn đã nhận ra miêu tả nỗi đau sau cái dáng vẻ cố vui vẻ của lão với những biểu hiện bề ngoài như: “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Đó là giọt nước mắt khổ đau trên gương mặt già nua, khắc khổ. Rồi chi tiết “mặt lão đột nhiên co rúm lại”, “những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra” đã tô đậm dấu ấn tuổi tác, dấu ấn khổ đau hằn lên rõ rệt. Dường như trong cuộc đời dài, lão đã khóc quá nhiều đến cạn khô nước mắt, lão cố ép những giọt nước mắt cuối cùng còn sót lại. Và dáng vẻ khổ đau của lão còn thể hiện qua “cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Với một loạt các từ tượng hình, thủ pháp liệt kê, sử dụng các từ láy “móm mém”, “hu hu”, nhà văn đã khắc họa đến tận cùng nỗi đau khổ của lão, ẩn đằng sau đó là tấm lòng đôn hậu, là tình yêu thương chân thành của lão dành cho con trai, cho con vàng- kỉ vật của đứa con, người bạn của lão lúc tuổi già.

        ĐỀ SỐ 5
        Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về thái độ, tâm trạng của Phrăng với việc học tiếng Pháp.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 5:
        - Trước buổi học:

        + Lười học, nhút nhát nhưng trung thực.
        + Định trốn học vì đã trễ giờ và không thuộc bài, sợ thầy trách nhưng đã cưỡng lại được, vội đến trường và nhận thấy quang cảnh trên đường đi, sân trường, lớp học có vẻ khác lạ khiến cậu "ngạc nhiên".
        - Khi học viết Pháp văn:
        + Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học viết. Cậu "choáng váng, sững sờ" khi nghe thầy giáo thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
        + Lúc này trong cậu dấy lên tình cảm đặc biệt khác thường ngày với tiếng Pháp ("ân hận", "tự giận mình vì mình đã quá ham chơi", "Tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ", rồi cậu thấy tiếc nuối vì "Sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư", "phải dừng ở đó ư").
        + Đau lòng khi "phải từ giã những cuốn sách, những bạn cố tri" mà trước đây cậu luôn thấy chán".
        - Khi học đọc: Tâm trạng xấu hổ, buồn và tự giận mình không chịu tập đọc.
        + Ân hận lớn hơn khi không thuộc bài khiến cậu "lúng túng, rầu rĩ" không dám ngẩng đầu lên, càng thấm thía khi thầy không la mắng mà dịu dàng khiến cậu xấu hổ tự giận mình.
        + Thấy rõ ràng, dễ hiểu khi nghe thầy giảng ngữ pháp "kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế", cậu cũng nhận ra "Chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế. Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!”
        => NT miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc: Trong hoàn cảnh đặc biệt, cậu bé nhận ra sự thiêng liêng của tiếng nói dân tộc, của lòng yêu nước. Cậu bé say sưa, hứng thú học tập tiếng dân tộc.
        - Qua nghệ thuật kể, tả, đặc biệt miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, qua diễn biến tâm trạng, ta thấy Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thận biết lẽ phải, có tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ của mình, biết căm giận kẻ ngoại bang.

        ĐỀ SỐ 6
        Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật tía nuôi An hoặc nhân vật An.
        *GV chiếu bài tập và yêu cầu HS thực hiện cá nhân trong 10 phút theo kĩ thuật công đoạn, khăn trải bàn và hoàn tất một nhiệm vụ:
        + Công đoạn 1: Thảo luận theo nhóm những phương diện cần cảm nhận về nhân vật tía nuôi An hoặc cậu bé An theo hình thức khăn trải bàn: Các nhóm học tập ghi cá nhân các ý nội dung cần cảm nhận về nhân vật ra lề khăn trải bàn sau đó thống nhất ý kiến ghi vào giữa khăn.

        + Công đoạn 2: Các nhóm báo cáo theo hình thức kĩ thuật phòng tranh.
        + Công đoạn 3: Thống nhất các ý cần cảm nhận.
        + Công đoạn 4: HS hoàn tất một nhiệm vụ theo hình thức cá nhân viết đoạn văn.
        - HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo theo kĩ thuật công đọan.
        - Thảo luận nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn thống nhất ý kiến.
        - Báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh thống nhất ý kiến.
        - Viết đoạn văn theo cá nhân.
        + Công đoạn 5: HS trình bày kết quả bài tập và đánh giá bổ sung lẫn nhau.
        - GV góp ý, nhận xét, tuyên dương.
        - HS đánh giá bài viết theo tiêu chí.
        RUBRICS
        Đánh giá đoạn văn
        Tiêu chí,
        mức điểm
        Yêu cầu cần đảm bảo
        1. Hình thức (0,5)Đoạn văn (Viết hoa từ chỗ xuống dòng đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt trôi chảy).
        2.Dung lượng (0,5)Khoảng 5 đến 7 câu (Có đánh số thứ tự câu văn).
        3. Nội dung (6,5đ)Nêu cảm nhận nhân vật tía nuôi An hoặc An ở các biểu hiện:
        *Cảm nhận chung về nhân vật.
        *Cử chỉ, hành động, suy nghĩ, lời nói....(dẫn chứng, phân tích, nhận xét,...)
        5. Sự thống nhất đề tài (0,5đ)Các câu văn có sự liên kết về đề tài.
        4. Liên kết câu và đoạn văn( 0,5đ)Câu văn có sự liên kết chặt chẽ về hình thức.
        5. Sáng tạo, chữ viết( 1đ)Có sáng tạo trong cách diễn đạt, chữ viết đúng chính tả ngữ pháp.
        6. Trình bày (0,5 đ)Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
        *GỢI Ý ĐÁP ÁN
        ĐOẠN VĂN THAM KHẢO
        Cảm nhận nhân vật tía nuôi An
        Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi. Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già. Qua nhân vật tía nuôi An đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp, chất phác, giàu tình cảm của con người đất phương Nam.
        Cảm nhận nhân vật An
        Qua văn bản "Đi lấy mật" ta thấy An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và ưa khám phá. Cậu có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Những hành động “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi bơi xuồng đi mượn; đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy bầy chim đẹp…” cho thấy một tâm hồn thuần khiết, trong sáng. Cậu luôn suy nghĩ về những điều má nuôi đã dạy, về thằng Cò và đôi khi cậu lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh bởi cái gì cũng không biết. Sau một chặng đường mệt mỏi, cậu vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. Bên cạnh đó, An có khả năng quan sát rất tinh tế. Qua con mắt của cậu, rừng U Minh hiện lên thật hoang sơ, trù phú hùng vĩ. Nó có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, các loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên: nắng, mây…Như vậy, An là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và thích khám phá.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Hoàn thiện các bài tập của buổi học.
        - GV giao đề bài sau, giúp HS vận dụng kĩ năng đọc mở rộng, nâng cao thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn:
        1) Tìm đọc từ 1-2 văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết. Ghi lại việc đọc hiểu của mình vào phiếu học tập sau. (Gợi ý: Tìm đọc tiểu thuyết: Đảo chìm của Trần Đăng Khoa; Tiếng gọi nơi hoang dã của G. Lân-đơn; Ro-bin-xơn Cru-xô của Đ. Đi-phô)
        PHIẾU HỌC TẬP
        TÊN VĂN BẢN:..................................... TÁC GIẢ........................................
        Nội dung đọc hiểu
        Trả lời
        1. Xuất xứ
        ....​
        2. Ấn tượng chung về văn bản
        ....​
        3. Nêu sự kiện chính và bối cảnh.
        ....​
        4. Ngôi kể
        ....​
        5. Bố cục
        ....​
        6. Tóm tắt văn bản
        ....​
        7. Nhân vật (Tên nhân vật, xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật)
        ....​

        2) Tìm đọc tác phẩm Tuyển tập truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng. Sau đó điền các thông tin vào Phiếu học tập sau.

        BÀI TẬP VỀ NHÀ
        Đọc truyện ngắn sau và thực hiện câu trả lời vào Phiếu học tập:

        Con khướu sổ lồng
        Tạo hóa cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao con chim không được bay. Nhà tôi cũng có một con, con Khướu, được nuôi trong lồng. Nó được nuôi trong một cái lồng tuyệt đẹp, cái lồng tre nổi tiếng của Lạng Sơn. Mái lồng như mái đình, quanh lồng được chạm trổ theo hình hoa văn, trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống. Cái lồng được treo dưới mái bên mảnh vườn treo trên nhà. Nếu những con chim khác biết được không thể không ganh tị với nó. Quanh nó là cây cảnh với phong lan, không mưa không nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông qua mảnh vườn. Nó như sống trong cảnh thần tiên, thức ăn thức uống đủ đầy, chỉ có hót thôi.

        Con Khướu nhà tôi không đẹp như họa mi hay sơn ca, so với con cưỡng nó cũng không bằng. Lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng, trông nó như một lão già lụ khụ lúc nào cũng đội kết. "Đừng thấy vậy mà chê. Nghe nó hót rồi biết". Ông bác tôi vốn là người chơi chim, mang nó từ quê lên cho, bảo vậy. "Tao chọn rồi, chim trong nhà, nó là con hót hay nhứt". Đúng như lời của ông bác, tiếng hót của nó vừa vui vừa xao xuyến. Những buổi chiều mệt nhọc từ ngoài đồi trở về, ngồi trên mảnh vườn nghe nó hót, lòng bỗng thấy thanh thản, thấy gần với trời đất.

        Con Khướu nhà tôi chỉ biết hót chớ không biết nói. Và tôi cũng không thích dạy cho nó nói. Bởi vì những con chim biết nói, đều vô nghĩa, nó chỉ biết nhái lại từ ngữ của người chớ không nói được tiếng nói của con người. Tôi đã gặp một con quạ biết nói ở làng quê. Khi có người bước vào nhà, nó hỏi:

        - Ai đó?

        Nghe mà giật mình, giọng nó trầm như giọng một lão già từ dưới mộ vọng lên. Tôi cũng gặp những con chim nói tục theo lời dạy của trẻ con.

        Thật đáng sợ những người nói mà không biết mình nói gì, không phải nói mà lặp lại tiếng nói của người khác. Hãy nói tiếng nói của mình Khướu ạ. Hót đi!

        Con Khướu nhà tôi lại có một biệt tài. Mỗi lần tiếng đàn pianô từ dưới nhà vang lên thì nó xòe cánh, nó múa, nó hót hòa theo. Cái dáng lụ khụ của lão già đội kết bỗng biến đâu mất, cũng cái màu lông đen tuyền ấy mà sao thấy nó lộng lẫy như một vũ nữ trước ánh đèn sân khấu. Lúc ấy, cả nhà đều chạy lên vườn, vây quanh nó.

        Con Khướu là niềm vui của cả nhà. Có lúc không còn nhớ nó xuất xứ từ đâu, nó như có mặt cùng một lúc với mọi người, như một thành viên chính thức trong gia đình, không thể thiếu.

        * * *

        Một buổi chiều tôi đi làm về, thằng út tôi, tám tuổi, đón tôi từ ngoài cổng, vừa thấy tôi nó dang hai tay vừa chạy xô tới vừa la:

        - Ba ơi! Chim bay rồi.

        - Cái gì?

        - Chim bay rồi!

        - Chim nào bay?

        - Con Khướu nhà mình đó, nó sổ lồng, nó bay mất rồi.

        - Thiệt sao?

        - Thiệt!

        Tôi chạy vào nhà, bước một bước hai ba bậc thang, lên mảnh vườn treo. Thật vậy, chỉ còn có cái lồng không. Ngày ngày mỗi lần tôi bước vào mảnh vườn, lần nào nó cũng cất tiếng hót chào tôi. Tôi ngồi phịch xuống ghế, nhìn cái lồng không. Cái lồng trống, lòng tôi cũng trống.

        Sáng nay, thằng lớn của tôi - 15 tuổi, lúc cho nó ăn đã sơ ý mở hết cửa, thế là nó vù đi. Thằng lớn tôi vừa nghe "vù" qua tai là nó quơ tay ra chụp, nhưng chỉ giữ lại trong tay một chiếc lông, còn con Khướu thì dang cánh bay thẳng lên bầu trời như một mũi tên.

        Suốt đêm đó, cả nhà ai cũng thấy thiếu vắng. Không ai buồn lên mảnh vườn treo nữa.

        Nửa đêm, thằng út tôi giật mình khi trời đổ mưa. Nó cứ trăn trở thao thức, rồi thì thầm:

        - Ba ơi! Trời mưa lại có gió nữa, con Khướu bay đi, nó có sao không ba?

        - Chim thì phải bay. Chim bay thì có gì phải lo. Con ngủ đi.

        Buổi chiều hôm sau, trời vừa chạng vạng, bỗng có tiếng hót của con Khướu vang lên từ trên vòm lá cây sao trước nhà.

        Con Khướu về. Cả nhà reo lên. Ngước cổ nhìn lên, không ai thấy, chỉ nghe tiếng hót. Nghe tiếng hót buồn thảm của nó, tôi bỗng nghĩ đến những đứa con bỏ đi hoang, hối hận trở về nhưng không dám vào nhà, cứ thập thò trước cổng.

        Chiều hôm sau, con Khướu lại về, lại hót trên vòm lá.

        Thằng lớn nhà tôi mang cái lồng ra, treo trên cành cây ngoài trời, nhử nó.

        Cả nhà người nào cũng tìm một chỗ núp. Người nào cũng hồi hộp. Thằng lớn của tôi, hai tay giữ lấy sợi ny lông từ cái cửa lồng chuyền xuống, cứ rung rung.

        Trên vòm lá, con Khướu vẫn hót, hót rồi ngưng, ngưng lại hót. Khi tiếng hót vừa dứt, từ trên vòm lá con Khướu buông cánh sà thẳng vào lồng. Cửa lồng sập xuống. Từ các chỗ núp, cả nhà vừa lao ra, vừa reo lên, và giành nhau bưng cái lồng.

        Cái lồng với con Khướu lại được treo lên chỗ cũ. Cả nhà lại ngồi quanh nó, nghe nó hót, quên cả buổi cơm chiều. Một con sổ lồng bay đi rồi lại quay về là điều ít có, nên không thể bàn cãi. Nhà tôi mỗi người có mỗi ý khác nhau:

        Nó quen với cái lồng.

        Đúng.

        Làm sao nó kiếm được cào cào như ở nhà.

        Không cào cào thì sâu bọ, chắc không phải vậy đâu.

        Cuối cùng, thằng út tôi nói:

        - Nó nhớ nước đường đó ba.

        Cả nhà rộ lên tán thành nhận xét của út:

        - Đúng!

        - Đúng!

        Trong ba cái lọ sứ Tàu đựng thức ăn cho con Khướu có một lọ là cào cào, châu chấu, còn hai cái lọ kia là một lọ nước đường và một lọ nước thường. Nuôi chim bằng nước đường là một bí quyết của nghề nuôi do ông bác tôi truyền lại.

        Có ý tán thêm:

        - Nó ghiền nước đường như người ta ghiền rượu, ghiền bia vậy. Phải không mày, Khướu?

        Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đôi cánh. Khi nói đến đôi cánh người ta thường nghĩ đến tự do, đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con Khướu này, đôi cánh của nó đã dang ra mênh mông trên bầu trời tự do rồi, sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này. Có lẽ cái lồng này đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu, khiến cho đôi cánh nó chới với và cái lồng ngực của nó bị ngộp thở trước cảnh mênh mông của trời đất. Có lẽ nó bỗng thấy cô đơn, bỗng thấy mình quá nhỏ bé giữa bầu trời?

        Và nó trở về lồng, lại hót.

        Một lần thằng con tôi lại sơ ý. Con Khướu lại vù bay. Nó bay đi lần này, cả nhà không lo buồn như lần trước. Bởi đoán thế nào nó cũng quay về. Và đúng như cũ. Thằng lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời. Người trong nhà không còn ai phập phồng nữa, biết chắc là chốc nữa nó sẽ lại sà xuống chui vào lồng.

        Chỉ có thằng út là vẫn háo hức đi tìm một chỗ núp rình xem, với nó như một trò chơi hồi hộp lý thú.

        Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống.

        Khi nó lao xuống đến lưng chừng thì trên trời bỗng vang lên tiếng hót của một con chim trời. Tiếng hót của con chim lạ ấy tôi nghe thảnh thót hơn và cũng dịu dàng hơn, chắc là con chim mái.

        Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.

        Thế rồi con trước con sau như hai mũi tên đen, đuổi nhau lượn vòng vòng trên tàn cây, vừa lượn đuổi vừa hót.

        Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xòe cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót. Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều. Cái vòng lượn của đôi chim mỗi lúc rộng ra, và tiếng hót mỗi lúc, mỗi lúc từ xa cho đến xa..

        Chiều hôm sau thằng con lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời, đợi con Khướu. Nhưng con Khướu không về trên vòm lá. Thằng con tôi kiên nhẫn, chiều hôm sau lại mang cái lồng ra.

        Tôi bảo:

        - Thôi dẹp đi. Nó không về nữa đâu.

        - Sao vậy ba? - Thằng út tôi hỏi.

        Thôi dẹp đi, ba biết nó không về - Tôi nghĩ mà không nói. Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim - chim thì phải bay. Chim bay...

        28-8-1988


        (Nguyễn Quang Sáng)​
        PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ
        NỘI DUNG ĐỌC HIỂU
        TRẢ LỜI
        1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích.
        ....​
        2. Đoạn trích nhắc đến những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Vì sao em biết?
        ....​
        3. Nêu cách nhà văn thể hiện nhân vật?
        ....​
        4. Bối cảnh của câu chuyện
        ....​
        5. Ngôi kể và người kể chuyện
        ....​
        6. Xác định đề tài, ý nghĩa câu chuyện
        ....​
        Chuẩn bị cho tiết ôn tập Tiếng Việt: Mở rộng thành phần trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ.


        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:

        • THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


        • MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ
        • MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ
      • A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
        I. NĂNG LỰC
        1. Năng lực đặc thù:
        Giúp HS:
        - Củng cố kiến thức về trạng ngữ, nhận biết được các thành phần trạng ngữ ở trong câu; hiểu được tác dụng và biết mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ;
        - Củng cố kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; hiểu được tác dụng và biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
        2. Năng lực chung
        - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
        3. Phẩm chất
        -
        Biết trân trọng và yêu quý tiếng Việt.
        - Có ý thức ôn tập củng cố bài học.
        B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
        1. Thiết bị :
        Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
        2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập.
        C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
        HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
        a. Mục tiêu: Kết nối, tạo tâm thế tiếp nhận bài học.
        b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của GV, kết nối vào bài mới.
        c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
        d. Tổ chức thực hiện:
        - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân để thực hiện yêu cầu: Nhắc lại các kiến thức tiếng Việt trong bài học 1.
        - HS nhắc lại được 2 nội dung trọng tâm tiếng Việt được học trong bài 1:
        1) Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
        2) Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

        ->GV dẫn vào bài:
        HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH
        1. Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
        a
        . Mục tiêu:
        - HS ôn tập các kiến thức đã học về trạng ngữ ở lớp 6; biết rút gọn và mở rộng trạng ngữ; biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ.
        b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, theo cặp bàn, hoàn thành bài tập vào vở bài tập.
        c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập hoàn thiện của HS.
        d. Tổ chức thực hiện:
        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        1. Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
        *GV cho HS nhắc lại khái niệm trạng ngữ, cấu tạo trạng ngữ, cách mở rộng trạng ngữ và tác dụng.
        *HS suy nghĩ trình bày, HS khác theo dõi bổ sung.
        *GV nhận xét, chốt kiến thức.
        1. Khái niệm
        - Trạng ngữ là
        thành phần phụ của câu, được dùng để cung cấp hông tin về thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức…của sự việc được nói đến trong câu.
        - Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.
        + Mùa thu là TN1 chỉ thời gian.
        + Trên các con phố là TN2, chỉ địa điểm nơi chốn.
        2. Cấu tạo
        - Trạng ngữ có thể là từ hoặc cụm từ.
        + Trạng ngữ có cấu tạo là một từ. VD: Bây giờ, mưa to lắm.
        + Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ. VD: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
        3. Cách mở rộng trạng ngữ và tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ
        - Cách mở rộng: Thêm một số từ ngữ chỉ số lượng, tính chất, đặc điểm,…
        - Tác dụng: Giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
        2. Thực hành bài tập
        *Cách thức chung:
        - GV yêu cầu HS làm bài tập theo cá nhân hoặc cặp bàn, theo dõi, đọc thầm bài tập, xác định các yêu cầu của bài.
        - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
        HS trình bày, nhận xét.
        - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
        - Giáo viên nhận xét, đánh giá, lưu ý.
        Bài tập 1:
        Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không? Tại sao?
        a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. (Tô Hoài)
        b) – Hôm qua, ai trực nhật?
        - Thưa cô, hôm qua, em trực nhật ạ.

        c) Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân.
        Bài tập 1:
        *Các trạng ngữ:

        a) Mùa đông, giữa ngày mùa,...
        b) - Hôm qua,
        - , hôm qua,

        c) Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn,...
        *Không thể lược trạng ngữ đi được vì chúng bổ sung thêm thông tin, ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong câu. Riêng trường hợp b) có thể lược trạng ngữ “hôm qua” trong câu trả lời vì ý nghĩa về thời gian đã được cả người nói và người nghe biết trước, và để tránh lặp.
        Bài tập 2:
        Tìm các phần mở rộng trong thành phần trạng ngữ của các câu sau và phân tích giá trị của nó.
        Rồi mười năm năm trời không thấy thứ hoa đó nữa, bởi một lẽ dễ hiểu là tôi ra ở thành thị. Thường năm, Tết đến tôi mua những tấm hình chụp hoặc vẽ những kì hoa dị thảo của Tây phương. Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu vào chơi làng Triều Khúc ở Hà Đông với một vài người bạn ở giữa một cái ao nhỏ gần một quán nước đầu làng, tôi mới lại được trông thấy một bông hoa súng đương lúc vừa vặn nở. Vẫn hoa cô lập ngoi lên mặt nước độ hai gang tay, cánh bao dưới màu phớt nâu, cánh hoa thon thon, màu thiên thanh man mác, làm rạng cả mặt hồ.
        Rồi năm nay, cách ngày ấy một năm, trên một con đường gập ghềnh, ngồi trên xe đạp, tôi lại trông thấy hao súng lần thứ ba.

        (Đinh Gia Phong)
        Bài tập 2:
        *Các trạng ngữ trong đoạn văn là:

        - Rồi mười năm năm trời;
        - Thường năm, Tết đến;
        - Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu;
        - Rồi năm nay, cách ngày ấy một năm, trên một con đường gập ghềnh;

        *Tác dụng: cụ thể hoá lượng thời gian và đặc điểm không gian.
        Bài tập 3:
        Hãy viết 2 câu có mở rộng trạng ngữ và phân tích các thông tin mà trạng ngữ mang lại.
        Bài tập 3:
        *VD:
        Câu 1:
        a- Buổi sáng,
        những chú chim non ríu rít hót vang xóm làng.
        b- Buổi sáng tinh sương trong lành, những chú chim non ríu rít hót vang xóm làng.
        Câu 2:
        a- Trên cánh đồng,
        các bạn đang thi nhau đua diều.
        b- Trên cánh đồng nhấp nhô sóng lúa vàng, các bạn đang thi nhau đua diều.
        *Tác dụng: ở cả 2 câu b) trạng ngữ được mở rộng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
        2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
        a
        . Mục tiêu:
        - HS củng cố kiến thức nhận diện thành phần chính của câu;
        - HS biết mở rộng và hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
        b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, theo cặp bàn, suy nghĩ để nhận biết thành phần chính, hiểu tác dụng, biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ, từ đó hoàn thành các bài tập vào vở.
        c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập hoàn thiện của HS.
        d. Tổ chức thực hiện:
        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
        *GV cho HS thực hiện các yêu cầu sau:
        1) Nêu hiểu biết về thành phần chính của câu.
        2) Nhận biết cấu tạo thành phần chính của câu trong các ví dụ sau:

        a) Con mèo đen kia/ đã làm đổ lọ hoa.
        b) Những em học sinh/ đang say sưa học bài.
        c) Các bạn học sinh/ đang hăng hái tiến về lễ đài.
        d) Dòng sông/ uốn lượn bao bọc làng quê.
        e) Cô bé/ rất đáng yêu.
        g) Bức tranh/ tuyệt đẹp.
        3) Thử rút gọn thành phần gạch chân và nhận xét.
        *HS suy nghĩ trình bày, HS khác theo dõi bổ sung.
        *GV nhận xét, chốt kiến thức.
        1. Xác định thành phần chính của câu
        a. Khái niệm thành phần chính:

        - Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.
        - Trong câu có hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ:
        Chủ ngữ của câu:
        +
        Là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v .. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Con gì?
        + Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
        Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
        Ví dụ: Anh trai ấy hát rất hay. Hôm nay, lớp chúng mình sẽ đi xem phim. Bà tôi có mái tóc bạc phê. Mẹ Lan là người quan tâm mình nhiều nhất.
        Vị ngữ của câu:
        + Là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì?
        + Vị ngữ thường là một động từ hoặc một động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.
        b. Cấu tạo thành phần chính:
        - Câu có CN làm CDT:
        a) Con mèo đen kia/ đã làm đổ lọ hoa.
        b) Những em học sinh/ đang say sưa học bài.
        - Câu có VN làm CĐT:
        c) Các bạn học sinh/ đang hăng hái tiến về lễ đài.
        d) Dòng sông/ uốn lượn bao bọc làng quê.
        - Câu có VN làm CTT:
        e) Cô bé/ rất đáng yêu.
        g) Bức tranh/ tuyệt đẹp.
        c. Rút gọn thành phần chính:

        3) Rút gọn:
        a) Con mèo/ đã làm đổ lọ hoa.
        b) Học sinh/ đang say sưa học bài.
        - Câu có VN làm CĐT:
        c) Các bạn học sinh/ tiến về.
        d) Dòng sông/ uốn lượn.
        - Câu có VN làm CTT:
        e) Cô bé/ đáng yêu.
        g) Bức tranh/ đẹp.
        *Khi rút gọn thì thành phần câu chỉ còn là một từ, thông tin chứa đựng không phong phú.
        2. Thực hành bài tập
        *Cách thức chung:
        - GV yêu cầu HS làm bài tập theo cá nhân hoặc cặp bàn, theo dõi, đọc thầm bài tập, xác định các yêu cầu của bài.
        - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
        HS trình bày, nhận xét.
        - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
        - Giáo viên nhận xét, đánh giá, lưu ý.
        Bài tập 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng.
        “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”.
        (Nguyễn Tuân, Cô Tô)
        Bài tập 1:
        - Chủ ngữ: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (cụm danh từ), bầu trời Cô Tô (cụm danh từ).
        - Vị ngữ: là một ngày trong trẻo, sáng sủa ( + cụm danh từ), cũng trong sáng như vậy (cụm tính từ).
        Bài tập 2: Tìm các cụm chủ vị làm thành phần câu:
        a) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
        b) Lan học giỏi khiến thầy cô giáo rất yên tâm.
        c) Nhà này cửa rất rộng.
        d) Nó tên là Nam.
        Bài tập 2:
        a) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. (cụm C-V làm chủ ngữ).
        b) Lan học giỏi khiến thầy cô giáo rất yên tâm. (cụm C-V làm chủ ngữ).
        c) Nhà này cửa rất rộng. (cụm C-V làm vị ngữ).
        d) Nó tên là Nam. (cụm C-V làm vị ngữ).
        Bài tập 3: Hãy mở rộng danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành cụm C-V:
        a) Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
        b) Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
        c) Gió làm đổ cây.
        Bài tập 3:
        a) Người thanh niên ấy đến muộn làm mọi người khó chịu.
        b) Nam học giỏi làm cho bố mẹ vui lòng.
        c) Gió thổi mạnh làm đổ cây.
        Bài tập 4:
        Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu) có sử dụng câu có cụm từ hoặc cụm C-V làm thành phần câu.
        Bài tập 4:
        Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường em phát động đợt thi đua học tập tốt. Lớp nào đạt kết quả học tập tốt sẽ được khen thưởng. Chúng em hứa sẽ phấn đấu để giành được phần thưởng của nhà trường.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        Hoàn thiện các bài tập vào vở;
        Làm bài tập sau ở nhà: Mở rộng các thành phần được gạch chân trong các câu sau bằng cụm từ, sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa câu vừa mở rộng và câu trước khi mở rộng:
        a. Trời mưa.
        b. Chú mèo đang nằm ngủ ngon lành.
        c. Dưới ánh trăng, cảnh vật trông thật đẹp.

        PHIẾU HỌC TẬP
        CâuThành phần được mở rộngCâu sau khi mở rộngSự khác nhau về nghĩa trước – sau khi mở rộng câu
        a
        b
        c

        - Chuẩn bị các nội dung cho tiết Ôn tập viết: Đọc kĩ VB Chiếc lược ngà, Lão Hạc để thực hành tóm tắt VB theo các yêu cầu khác nhau về độ dài.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:
        VIẾT




        TÓM TẮT VĂN BẢN
        THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI
        I. Mục tiêu
        - Giúp HS củng cố kĩ năng tóm tắt một VB theo những yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của VB.
        II. Thiết bị và học liệu
        1. Thiết bị:
        Máy chiếu, máy tính,...
        2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bảng kiểm đánh giá.
        III. Tiến trình dạy học
        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        1. Ôn tập kiến thức tóm tắt VB
        *GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức về tóm tắt VB như:
        - Các yêu cầu đối với VB tóm tắt;
        - Các bước tóm tắt.
        *HS suy nghĩ, trả lời.
        *GV nhận xét, chốt kiến thức.
        1. Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
        - Phản ánh đúng nội dung của VB gốc:
        tránh đưa nhận xét chủ quan hoặc những thông tin không có trong VB gốc;
        - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc: cần thâu tóm được nội dung không thể lược bỏ của VB gốc;
        - Sử dụng các từ ngữ quan trọng của VB gốc: đó là các “từ khoá”, từ then chốt, xuất hiện nhiều, chứa đựng nhiều tông tin;
        - Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của VB tóm tắt: VB tóm tắt phải luôn ngắn hơn VB gốc. Tuỳ mục đích, cách thức, hoàn cảnh tóm tắt,…để điều chỉnh dung lượng.
        2. Các bước tóm tắt
        1. Trước khi tóm tắt
        - Đọc kĩ văn bản gốc
        - Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
        + Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản.
        + Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn.
        + Tìm các từ ngữ quan trọng.
        + Xác định ý chính của văn bản.
        + Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi.
        + Xác định các phần trong văn bản.
        - Tìm ý chính của từng phần.
        - Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
        + Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc.
        + Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc.
        2. Viết văn bản tóm tắt
        - Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí.
        - Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt.
        - Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.
        3. Chỉnh sửa
        Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em.
        2. Thực hành tóm tắt văn bản
        *GV phát tờ phô tô VB, cho HS đọc kĩ lại VB truyện ngắn Chiếc lược ngà, Lão Hạc. Chia lớp thành 2 nhóm hoạt động theo cặp bàn và tiến hành tóm tắt theo các bước; trình bày bản tóm tắt, nhận xét và chỉnh sửa theo phiếu chỉnh sửa, bảng kiểm và hoàn thiện bản tóm tắt.
        *HS lần lượt thực hiện theo các yêu cầu trên.
        *GV nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm buổi học.
        Đề bài: Tóm tắt VB Chiếc lược ngàLão Hạc.
        Tóm tắt VB Chiếc lược ngà
        Ông Sáu xa nhà đi lính từ khi bé Thu - con gái ông vẫn còn rất nhỏ. Tám năm sau, ông Sáu có dịp trở về thăm gia đình, để được gặp lại vợ và con gái. Ngỡ tưởng rằng con gái sẽ nhận ba nhưng không, bé Thu không nhận ra ba vì trông ông Sáu không giống với người ba của bé trong ảnh. Bé hét lên gọi má khi ông Sáu lại gần: "Thu! Con". Trong suốt ba ngày ở bên ba, bé Thu thường nói trống không, lạnh nhạt với ba. Đỉnh điểm, trong bữa ăn, khi ông Sáu gắp cho con cái trứng cá, bé Thu đã hất văng ra, khiến ông Sáu giận dữ và đánh con. Tối hôm đó, bé Thu nghe bà kể về vết sẹo trên gương mặt ba nên bé đã thấy mình cư xử không đúng. Khi ông Sáu đi, bé Thu đã chạy ra gọi ba, ôm hôn ba khiến cho mọi người đều thấy cảm động. Sau khi chia tay, ông Sáu tỉ mẩn khắc chiếc lược ngà để tặng cho con gái. Nhưng trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh. Trước khi chết, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà, nhờ anh Ba trao cho bé Thu rồi mới yên tâm nhắm mắt.
        Tóm tắt VB Lão Hạc
        Lão Hạc, vợ mất sớm, có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi đồn điền cao su nên lão chỉ còn lại cậu vàng. Lão quý nó như đứa con cầu tự. Do đói kém, bị ốm, lão tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán chó. Lão vô cùng ân hận và đau khổ về việc này. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi số tiền lo ma chay cho mình sau khi chết. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, lão kiếm được gì ăn nấy. Hôm thì mớ rau, vài con ốc, củ chuối,.. Rồi thức ăn cũng hết. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện này. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

        PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
        Nhiệm vụ:
        Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết
        bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
        STT
        Nội dung
        Chỉnh sửa
        1.
        Lược bỏ các thông tin không có trong VB gốc và những ý kiến bình luận của người tóm tắt (nếu có)
        ……………………………..
        2.
        Lược bớt các chi tiết thừa, không quan trọng (nếu có)
        ……………………………..
        3.
        Bổ sung những ý chính, điểm quan trọng của VB gốc (nếu thiếu);
        ………………………………
        4.
        Bổ sung những từ ngữ quan trọng có trong VB gốc (nếu thiếu)
        ……………………………..
        5.
        Rút gọn hoặc phát triển văn bản tóm tắt để bảo đảm yêu cầu về độ dài.
        ……………………………..
        6.
        Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,…). Nếu có, hãy viết rõ những lỗi cần sửa chữa.
        ………………………………

        BẢNG KIỂM
        Nhiệm vụ:

        Xem lại các bước làm bài và đọc kĩ lại bài viết,
        tự đánh dấu (x) vào ô Đạt hoặc Không đạt
        STT
        Tiêu chí
        Đạt
        Không đạt
        1Đọc kĩ VB gốc để hiểu đúng nội dung, chủ đề của VB.
        2Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
        3Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
        4Xác định yêu cầu về độ dài của VB tóm tắt.
        5Viết VB tóm tắt theo trật tự nội dung chính đã xác định.
        6Đọc lại bản tóm tắt và chỉnh sửa bản tóm tắt.

        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        Hoàn thiện các bài tập vào vở;
        Chuẩn bị cho tiết Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề em quan tâm.
        Gợi ý đề tài chuẩn bị trao đổi:
        Đề 1. Sự tự lập trong cuộc sống
        Đề 2. Thói tự cao tự đại
        Đề 3. Thất bại là mẹ của thành công
        Đề 4. Rác thải nhựa và những tác hại


        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:

        NÓI VÀ NGHE




        TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM

        I. Mục tiêu:
        1. Năng lực: Củng cố cho HS các kĩ năng:

        - Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm.
        - Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
        - Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
        2. Phẩm chất
        - Tự tin thể hiện bản thân.
        - Biết lắng nghe.
        II. Thiết bị và học liệu
        1. Thiết bị:
        Máy chiếu, máy tính,...
        2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, rubric đánh giá.
        III. Tiến trình dạy học
        HĐ của GV và HS
        Dự kiến sản phẩm
        1. Ôn tập kiến thức
        *GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức về kiểu bài nói và nghe: trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm như: Các bước chuẩn bị trước, trong và sau khi nói.
        *HS suy nghĩ, trả lời.
        *GV nhận xét, chốt kiến thức.
        1. Trước khi nói
        Chuẩn bị nội dung nói
        - Bước 1:
        Xác định đề tài/vấn đề, người nghe, mục đích, người nghe không gian và thời gian thực hiện/trình bày bài nói. (SGK, tr.30).
        - Bước 2: Thu thập tư liệu. (SGK, tr.31)
        - Bước 3: Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng. (SGK, tr.31)
        +Nêu vấn đề và biểu hiện của vấn đề;
        + Nguyên nhân;
        + Tác động: Lợi ích/tác hại; mặt tốt/mặt xấu;
        + Bài học: Nhận thức và hành động.

        - Bước 4: Dự kiến trao đổi các nội dung mà người nghe phản hồi.
        2. Trình bày bài nói
        - Tập trình bày, lắng nghe nhận xét góp ý và hoàn thiện bài nói
        3. Sau khi nói
        - Người nghe:
        Trao đổi về bài nói trên tinh thần xây dựng và tôn trọng;
        - Người nói: lắng nghe, phản hồi những ý kiến trên tinh thần cầu thị.
        2. Thực hành nói và nghe
        *GV yêu cầu HS thực hiện theo gợi ý các đề bài đã cho, chuẩn bị bài nói và trình bày theo nhóm (nhóm đôi hoặc 3-4 em, mỗi HS trình bày trong 5 phút).
        - HS suy nghĩ, lần lượt thực hiện các bước theo yêu cầu của GV.
        - HS khác nghe, góp ý.
        - GV quan sát, khuyến khích, hỗ trợ.
        *GV nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm buổi học.
        Gợi ý đề tài trao đổi:
        Đề 1. Sự tự lập trong cuộc sống
        Đề 2. Thói tự cao tự đại
        Đề 3. Thất bại là mẹ của thành công
        Đề 4. Rác thải nhựa và những tác hại

        BÀI VIẾT THAM KHẢO
        Đề 1. Sự tự lập trong cuộc sống
        Trên con đường thành người, chúng ta phải trải qua nhiều quá trình khổ luyện bản thân. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tự lập. Tự lập là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Khi con người có tính tự lập thì họ sẽ tự mình đương đầu với khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là nền tảng để dẫn đến thành công và theo đuổi ước mơ hoài bão của bản thân. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt và giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,… Nếu ta không có tính tự lập, sống ỷ lại vào người khác, lười biếng thì không những không thành công mà còn bị những người xung quanh xa lánh, khinh thường. Cũng có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… Những người này cần phải xem xét lại bản thân mình, sống tự lập nếu muốn có được thành công và những điều tốt đẹp. Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta được lựa chọn cách sống cho bản thân mình. Hãy sống tự lập, độc lập, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như cho xã hội.
        Đề 2. Thói tự cao tự đại
        Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”.
        Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.
        Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.
        Trong thực tế cuộc sống ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp như vậy. Ví dụ như một vài người giàu có, đã quen sống trong cuộc sống nhung lụa, họ nhìn thấy những người nghèo khổ bằng thái độ khinh khỉnh, thậm chí có phần “e sợ” sự “nghèo khổ, hôi hám” kia sẽ làm vấy bẩn lên sự sang trọng của họ. Hoặc ngay trong trường học, có những học sinh học rất giỏi nhưng họ lại luôn tự phụ, coi thường những bạn khác trong lớp…
        Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”, “Voi và Kiến”,… Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng. Hay chú voi to lớn, lực lưỡng vì tự mãn, coi thường người yếu thế mà trở thành kẻ thua cuộc trước chú kiến bé nhỏ….
        Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao).
        Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.”

        Đề 3. Thất bại là mẹ của thành công
        Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chưa dại đôi lần”. Thật vậy, chẳng có chiến thắng nào lại tự dưng đến, nó chính là kết quả tổng hợp của những thất bại mà bạn đã trải qua. Đúng như câu nói “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Và “thất bại là mẹ của thành công” là nhấn mạnh đến những thứ bạn không đạt được ấy chính là kinh nghiệm, bài học quý báu để giúp bạn chinh phục được điều mình mong muốn. Xét về mặt khao khát của con người thì chẳng ai mong muốn mình thất bại cả. Vì thất bại thật đau đớn, bao nhiêu sự nỗ lực, công sức, tiền của, thậm chí cả sự giúp đỡ của gia đình và bè bạn nữa đều đổ sông đổ biển. Nhưng xét đường dài trong cuộc đời mỗi người, thất bại lại trở thành những điều thực sự quý báu. Bạn có thể chán nản, tuyệt vọng, cho phép mình khóc thật to khi thất bại… nhưng chắc chắn điều đó chỉ diễn ra trong chốc lát thôi. Nhìn nhận lại, bạn phải phát hiện ra bạn thất bại từ đâu, điều gì khiến bạn không đạt được thành công như mình mong ước. Trong đó quan trọng nhất là năng lực, ý chí của bản thân đã đủ chưa để làm được điều đó. Thất bại lúc ấy không phải điều nhục nhã như bạn tưởng, nó lại trở thành ánh sáng soi đường để bạn đứng dậy đi tiếp. Thiết nghĩ Walt Disney mà sớm bỏ cuộc vì sự gạt bỏ của chủ đầu tư thì ông sẽ không tạo ra những nhân vật hoạt hình để đời cho trẻ em trên toàn thế giới. Thomas Edison không dám chắc mình sẽ tạo ra bóng đèn nếu không lấy bài học từ 10.000 lần thử nghiệm thất bại. Chân dung những “con cá mập” trong chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) chẳng dễ dàng gì ngồi vào ghế nóng để cho những bạn trẻ lập nghiệp kêu gọi vốn đầu tư. Có người trong số họ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Ấy vậy mà ngoài kia, nhất là những bạn trẻ thất bại dù trong một chuyện cỏn con cũng cảm thấy yếu đuối, oán trách hết người này người nọ. Hay có những người vấp ngã một lần đã vội thu mình lại, sợ hãi chẳng dám dũng cảm đứng lên và bước tiếp. Thất bại là một phần của cuộc sống, nó chính là thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời của các bạn dù ít hay nhiều. Nó có nhiều ý nghĩa tích cực hơn là những đau khổ mà chúng ta nghĩ. Vấn đề của bạn là sẽ đón nhận thất bại như thế nào? Có tỉnh táo và vững vàng để nhận ra nó là thử thách của bản thân mà mình phải cố gắng học tập và rèn luyện để vượt qua. Ai rồi cũng sẽ đi qua thất bại, tôi tin là thế!
        Đề 4. Rác thải nhựa và những tác hại
        Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.
        Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.
        Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.
        Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.
        Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        Hoàn thiện các bài tập nói nghe vào vở; tự luyện tập theo nhóm ở nhà.
        - Chuẩn bị các nội dung của bài 1 để làm bài kiểm tra tổng hợp.

        Ngày soạn:
        Ngày dạy:

        BUỔI:
        ÔN LUYỆN ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP
        a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học; đánh giá toàn diện các kĩ năng của HS để điều chỉnh phương pháp dạy và học.
        b. Nội dung: HS làm việc cá nhân hoàn thành đề bài ôn tập tổng hợp.
        c. Sản phẩm: Bài làm hoàn thiện của học sinh.
        d. Tổ chức thực hiện:
        - GV giao nhiệm vụ:
        Cách 1:
        GV giao đề ôn tập tổng hợp cho HS.
        HS làm việc nhóm nhỏ theo bàn.
        Cách 2: GV kiểm tra đề tổng hợp 90 phút.
        HS làm việc cá nhân.
        - HS thực hiện nhiệm vụ.
        - GV quan sát, khích lệ HS.
        - Báo cáo, thảo luận:
        + GV gọi HS chữa đề theo từng phần.
        + Tổ chức trao đổi, nêu ý kiến.
        + HS nhận xét lẫn nhau.
        - Kết luận: GV nhận xét, chốt kiến thức.
        MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
        MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
        TT
        Kĩ năng
        Nội dung/đơn vị kiến thức
        Mức độ nhận thức
        Tổng
        % điểm
        Nhận biết
        Thông hiểu
        Vận dụng
        Vận dụng cao
        TNKQ
        TL
        TNKQ
        TL
        TNKQ
        TL
        TNKQ
        TL
        1Đọc hiểuTruyện ngắn
        6
        2
        2
        1,5
        0
        0
        0
        1
        60
        2ViếtViết VB tóm tắt truyện.
        0​
        1*​
        0​
        1*​
        0​
        1*​
        0​
        1*​
        40​
        Tổng:
        15
        20
        5
        15
        0
        5
        0
        10
        100
        Tỉ lệ %
        35
        25%
        30%
        10%
        Tỉ lệ chung
        60%
        40%

        BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
        MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

        (Thời gian làm bài: 90 phút)​
        TT
        Chương/
        Chủ đề
        Nội dung/Đơn vị kiến thức
        Mức độ đánh giá
        Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
        Nhận biết
        Thông hiểu
        Vận dụng
        Vận dụng cao
        1
        Đọc hiểuTruyện ngắn- Nhận biết: thể loại, ngôi kể, nhân vật chính, thái độ nhân vật, chi tiết truyện; từ láy, cụm danh từ, trạng ngữ.
        - Thông hiểu: Chủ đề, sự việc chính, Ý nghĩa chi tiết truyện.
        - Vận dụng: Rút ra bài học.
        - Vận dụng cao: Đề xuất việc làm.
        6 TN
        2 TL
        2TN 1,5 TL½ TL
        2
        ViếtViết VB tóm tắt truyện.Nhận biết:
        Thông hiểu:
        Vận dụng:
        Vận dụng cao:

        Biết vận dụng kiến thức kĩ năng tóm tắt VB để tóm tắt truyện.
        1TL*
        Tổng
        6 TN
        2TL
        2TN 2 TL​
        1 TL
        Tỉ lệ %
        40
        20
        40
        Tỉ lệ chung
        60
        40
        • ĐỀ BÀI
      • Phần I. ĐỌC (6,0 điểm)
        Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
        CÚC ÁO CỦA MẸ
        Nhất Băng (Trung Quốc)
        Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế.
        Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”
        Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).
        Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).
        Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.
        Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.
        Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.
        (Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)​
        Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).
        Câu 1.
        Văn bản trên là:
        A. truyện vừa.B. truyện ngắn.C. truyện dài.D. truyện đồng thoại.
        Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
        A. Ngôi thứ nhấtB. Ngôi thứ haiC. Ngôi thứ baD. Cả A và C
        Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?
        A. Là “cậu”.B. Là mẹ của cậu.C. Là các bạn.D. Là nhà thiết kế bậc thầy.
        Câu 4. Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?
        A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận.
        B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến.
        C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận.
        D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ.
        Câu 5. Chủ đề của văn bản là:
        A. Ca ngợi chiếc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ.
        B. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ.
        C. Ca ngợi tính khí kiên cường của người con.
        D. Ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động.
        Câu 6. Dòng nào sau đây gồm toàn từ láy?
        A. ngùn ngụt, ong ong, nghiêng lệch, trầm ngâm
        B. vui vẻ, ngùn ngụt, quần áo, giễu cợt
        C. vui vẻ, khéo léo, ngùn ngụt, mặt mày
        D. vui vẻ, khéo léo, ngùn ngụt, ong ong
        Câu 7. Câu văn sau có mấy cụm danh từ?
        “Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.
        A. mộtB. haiC. baD. bốn
        Câu 8. Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung thêm thông tin gì?
        Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.
        A. Thời gianB. Nguyên nhânC. Cách thứcD. Nơi chốn
        Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.
        Câu 9.
        (1,0 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?
        Câu 10. (1,0 điểm) Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?
        Câu 11. (1,0 điểm) Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ”?
        Câu 12. (1,0 điểm) Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?
        Phần II. Viết (4,0 điểm)
        Tóm tắt văn bản Cúc áo của mẹ (khoảng 10 đến 15 dòng).
        HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
        Phần I. ĐỌC (6,0 điểm)
        *Từ câu 1 đến câu 8: 2,0 điểm
        (Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm).
        Câu 12345678
        Đáp ánBCAABDCA
        *Từ câu 9 đến câu 12: 3,0 điểm.
        CâuYêu cầuCách cho điểm
        9. (1,0 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?- Thái độ:
        + mừng rơn, vội mặc quần áo;
        + muốn đến lớp ra oai với các bạn;
        - Điểm 1,0: Trả lời được 02 ý.
        - Điểm 0,5: Trả lời được 01 ý.
        - Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.
        10. (1,0 điểm) Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?- Chi tiết:
        + miếng vải cũ màu vàng;
        + và đính chéo hàng cúc thành hình chữ “vê” (V)
        - Điểm 1,0: Trả lời được 02 ý.
        - Điểm 0,5: Trả lời được 01 ý.
        - Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.
        11. (1,0 điểm) Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại quỳ sụp trước mặt người mẫu và òa khóc thống khổ?- Vì:
        + Cậu gặp lại hình ảnh chiếc áo mà mẹ cậu tặng năm xưa;
        + Thể hiện niềm xót xa, ân hận, đau khổ đến tột cùng.
        - Lý giải đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
        (Lưu ý: Hs có cách diễn đạt khác, hợp lý vẫn tính điểm).
        12. (1,0 điểm) Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?*Bài học ý nghĩa nhất: (HS có thể trả lời một trong những bài học sau):
        - Hãy biết trân trọng yêu thương mẹ;
        - Đừng bao giờ làm cho người mình yêu thương nhất phải buồn để rồi phải xót xa ân hận;
        -....

        * Thực hiện bài học: HS biết đưa ra những việc làm tích cực, có tính giáo dục.
        - Điểm 0,5: Nêu đúng một bài học (Hs nêu quá một bài học chỉ cho 1/2 số điểm);
        - Điểm 0,5: Đưa ra cách thực hiện hợp lý, thuyết phục.
        - Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.
        (Lưu ý: Hs có cách diễn đạt khác, hợp lý vẫn tính điểm).

        Phần II. VIẾT (4,0 điểm)
        *Yêu cầu chung:
        Hs viết được một văn bản tóm tắt truyện với đầy đủ các sự việc chính và nhân vật tiêu biểu theo đúng dung lượng.
        *Đánh giá cụ thể:
        Tiêu chí
        Mức độ đánh giá
        Ghi chú
        1. Nội dung đúng với văn bản gốc (1,0đ)0,5đ0,25đ0,0đSinh nhật 12 tuổi sáng sớm, cậu đã được mẹ tặng cho một chiếc áo mới. Cậu vui mừng muốn đến lớp ra oai, nhưng bị bạn bè chế giễu vì cúc áo không giống của người khác, chúng nghiêng lệch thành hàng chữ V. Cậu hiểu ra mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V). Biết rõ sự thực, lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới. Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay và gầy sọp đi, nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu không có cơ hội xin lỗi. Sau này, cậu cố gắng học tập, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần. Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Cậu lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng. Cậu quỳ sụp và òa khóc. Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ.
        • Nội dung đúng với VB gốc.
        • Nội dung đôi chỗ còn chưa đúng với VB gốc.
        • Nội dung chưa đúng với VB gốc.
        2. Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc (1,5đ)1,5đ1,0đ0,5đ
        Trình bày đầy đủ những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc.Trình bày tương đối đầy đủ những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc.Trình bày chưa đầy đủ những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc.
        3. Sử dụng những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc. (1,0đ)0,5đ0,25đ
        Sử dụng tương đối tốt những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
        0,0đ
        Sử dụng tốt những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.Chưa sử dụng những từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.
        4. Đáp ứng yêu cầu về độ dài. (0,5đ)0,5đ0,25đ0,0đ
        Đáp ứng tốt yêu cầu về độ dài.Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu về độ dài.Chưa đáp ứng yêu cầu về độ dài.
        5. Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt (0,5đ)0,5đ0,25đ0,0đ
        Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt.Bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
        6. Trình bày (0,5đ)0,5đ0,25đ0,0đ
        Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không gạch xóa.Trình bày đôi chỗ chưa sạch đẹp, còn gạch xóa.Chữ viết khó đọc, nhiều chỗ gạch xóa.
        *Đánh giá toàn bài:
        Mức điểmMức độ đánh giá
        4,0- Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; lời văn trong sáng; thuyết phục.
        3,75 - 2,75- Đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
        2,5 - 1,5- Đảm bảo yêu cầu cơ bản nhưng chưa rõ ràng.
        1,25 - 0,25- Bài tóm tắt còn sơ sài, chưa rõ sự việc, nhân vật chính.
        0,0- Bài viết lạc đề, chưa đảm bảo các yêu cầu trên.
        HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
        - Tìm đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
        - Học bài ở nhà, ôn tập các nội dung đã học.
        - Làm hoàn chỉnh các đề bài.


        TÀI LIỆU THAM KHẢO

        - Chương trình Ngữ văn 2018.
        - SGK, SGV Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.
        - Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT.
        - Nội dung các Modun tập huấn của Bộ GD&ĐT.
        - Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet.
        - Thanh Mai (chủ biên), Bồi dưỡng Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.



1696954925576.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 1 - 2 - 3 KNTT 7.zip
    14.3 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 4 KNTT 7.zip
    16.4 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 5 KNTT 7.zip
    8 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 6 KNTT 7.zip
    10.5 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 7 KNTT 7.zip
    10.3 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 8 KNTT 7.zip
    10.6 MB · Lượt xem: 3
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 9 KNTT 7.rar
    19.1 MB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn---Dạy thêm full KNTT 7 cả word và PptDT bài 10 KNTT 7.zip
    1.9 MB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 7 thí điểm giáo án anh văn lớp 7 unit 12 giáo án dạy thêm văn 7 mới nhất giáo án dạy thêm văn 7 violet giáo án dạy văn 7 giáo án lớp 7 môn ngữ văn giáo án lớp 7 môn văn giáo án lớp 7 ngữ văn giáo án ngữ văn 7 giáo án ngữ văn 7 bài dấu gạch ngang giáo án ngữ văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án ngữ văn 7 bài rút gọn câu violet giáo án ngữ văn 7 bài sau phút chia li giáo án ngữ văn 7 bài tinh thần yêu nước giáo án ngữ văn 7 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 7 có tích hợp giáo án ngữ văn 7 dấu chấm phẩy giáo án ngữ văn 7 học kì 2 3 cột giáo án ngữ văn 7 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 học kì 2 violet giáo an ngữ văn 7 kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 mới 2020 giáo án ngữ văn 7 ôn tập phần tiếng việt giáo án ngữ văn 7 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 7 rút gọn câu giáo án ngữ văn 7 sài gòn tôi yêu giáo an ngữ văn 7 soạn theo 5 bước violet giáo án ngữ văn 7 sống chết mặc bay giáo án ngữ văn 7 tiếng gà trưa giáo án ngữ văn 7 violet giáo án ngữ văn 7 vnen giáo án ngữ văn 7 vnen violet giáo án on tập phần văn lớp 7 kì 2 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 7 giáo án on tập tổng hợp văn 7 kì 2 giáo án ôn tập văn 7 giữa kì 1 giáo án ôn tập văn 7 học kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 giáo án phụ đạo văn 7 kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 kì 2 giáo án phụ đạo văn 7 violet giáo án phụ đạo yếu kém văn 7 giáo án soạn văn 7 giáo án văn 7 giáo án văn 7 bài 1 giáo án văn 7 bài bạn đến chơi nhà giáo án văn 7 bài cảnh khuya giáo án văn 7 bài cổng trường mở ra giáo án văn 7 bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy giáo án văn 7 bài những câu hát châm biếm giáo án văn 7 bài qua đèo ngang giáo án văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án văn 7 bài rút gọn câu giáo án văn 7 bài sông núi nước nam giáo án văn 7 bài tiếng gà trưa giáo án văn 7 bài từ hán việt giáo án văn 7 bánh trôi nước giáo án văn 7 ca huế trên sông hương giáo án văn 7 các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm giáo án văn 7 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học giáo án văn 7 cách lập ý của bài văn biểu cảm giáo án văn 7 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giáo án văn 7 chơi chữ giáo án văn 7 chữa lỗi về quan hệ từ giáo án văn 7 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 7 chuẩn mực sử dụng từ giáo án văn 7 cuộc chia tay của những con búp bê giáo án văn 7 dạy theo chủ đề giáo án văn 7 dạy trực tuyến giáo án văn 7 hk1 giáo án văn 7 hk2 giáo án văn 7 học kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 giáo an văn 7 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 theo cv 5512 giáo án văn 7 kì 2 giáo án văn 7 kì 2 chuẩn giáo án văn 7 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 7 liệt kê giáo án văn 7 luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người giáo án văn 7 luyện tập lập luận chứng minh giáo án văn 7 luyện tập lập luận giải thích giáo án văn 7 luyện tập sử dụng từ giáo án văn 7 luyện tập tạo lập văn bản giáo án văn 7 mẹ tôi giáo án văn 7 mới nhất giáo án văn 7 một thứ quà của lúa non cốm giáo án văn 7 mùa xuân của tôi giáo án văn 7 năm 2020 giáo án văn 7 năm 2021 giáo án văn 7 ngẫu nhiên viết nhân mới về quê giáo án văn 7 những câu hát châm biếm giáo án văn 7 những câu hát than thân giáo án văn 7 những câu hát về tình cảm gia đình giáo án văn 7 những trò lố hay là varen giáo án văn 7 powerpoint giáo án văn 7 quá trình tạo lập văn bản giáo án văn 7 qua đèo ngang giáo án văn 7 quan hệ từ giáo án văn 7 rằm tháng giêng giáo án văn 7 sài gòn tôi yêu giáo án văn 7 soạn theo 5 bước giáo án văn 7 sống chết mặc bay giáo án văn 7 sự giàu đẹp của tiếng việt giáo án văn 7 tập 2 giáo án văn 7 thành ngữ giáo án văn 7 theo chủ đề giáo án văn 7 theo công văn 4040 giáo án văn 7 theo công văn 5512 giáo án văn 7 tiếng gà trưa giáo án văn 7 tiết 2 giáo án văn 7 tìm hiểu chung về văn biểu cảm giáo án văn 7 từ ghép giáo án văn 7 từ láy giáo án văn 7 từ trái nghĩa giáo án văn 7 từ đồng âm giáo án văn 7 từ đồng nghĩa giáo án văn 7 tục ngữ về con người và xã hội giáo án văn 7 tục ngữ về thiên nhiên giáo án văn 7 vietjack giáo án văn 7 violet giáo án văn 7 vnen giáo án văn 7 vnen bài 3 giáo án văn 7 ý nghĩa văn chương giáo án văn 7 đại từ giáo án văn 7 đức tính giản dị của bác giáo án văn lớp 7 giáo án văn lớp 7 bài cổng trường mở ra
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,155
    Thành viên mới nhất
    Phạm Nhật Vinh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top