- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án điện tử địa 8 kết nối tri thức CẢ NĂM CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word, pptx gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án điện tử địa 8 kết nối tri thức về ở dưới.
Trường: Họ và tên giáo viên:
Tổ:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (KHBD) 12 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ
2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - BỘ KNTT
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 93-96.
+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr94 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).
- Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Rừng nhiệt đới ở vườn quốc gia Cúc Phương phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:
1 2 3
4 5 6
* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Việt Nam
2. Trung Quốc
3. Lào
4. Cam-pu-chia
5. Ấn Độ
6. Thổ Nhĩ Kì
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 93-94 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
2.2. Tìm hiểu về Phạm vi lãnh thổ (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phạm vi lãnh thổ nước ta.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 94-95 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
2.3. Tìm hiểu về Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. (25 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr99 suy nghĩ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
3. Hoạt động luyện tập (10 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau:
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Về kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước.
=> Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
- Về văn hóa - xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.
- Về an ninh - quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
BẢN PPT
BẢN WORD
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Trường: Họ và tên giáo viên:
Tổ:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (KHBD) 12 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ
2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - BỘ KNTT
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 93-96.
+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr94 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).
- Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Rừng nhiệt đới ở vườn quốc gia Cúc Phương phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:
1 2 3
4 5 6
* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Việt Nam
2. Trung Quốc
3. Lào
4. Cam-pu-chia
5. Ấn Độ
6. Thổ Nhĩ Kì
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 93-94 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 1.1 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Việt Nam nằm ở đâu? 2. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta. 3. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta. 4. Việt Nam nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo. - Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực châu Á gió mùa. - Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. 2. Tiếp giáp: - Phía bắc giáp: Trung Quốc. - Phía tây giáp Lào và Campuchia. - Phía đông và nam giáp Biển Đông. 3. - Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ. - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông). 4. Việt Nam nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. | 1. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp: Trung Quốc. + Phía tây giáp Lào và Campuchia. + Phía đông và nam giáp Biển Đông. |
2.2. Tìm hiểu về Phạm vi lãnh thổ (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phạm vi lãnh thổ nước ta.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 94-95 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo hình 1.1 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? 2. Vùng đất có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 3. Xác định đường bờ biển của nước ta. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển? 4. Vùng biển nước ta có diện tích bao nhiêu và gấp mấy lần diện tích đất liền? 5. Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ?Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? 6. Vùng trời được xác định như thế nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. 2. Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. 3. HS xác định đường bờ biển trên bản đồ. Đường bờ biển nước ta dài 3260km, có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển. 4. Vùng biển nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. 5. - Trong vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì : Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam. 6. Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta: - Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới. - Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * GV mở rộng: vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: - Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. - Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. - Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. - Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. | 2. Phạm vi lãnh thổ Bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. - Vùng đất: diện tích 331212km2 gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. - Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. - Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. |
2.3. Tìm hiểu về Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. (25 phút)
a. Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr99 suy nghĩ và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV treo hình 1.2 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1
2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2
* HS quan sát hình 1.2 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1
2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. | 2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hóa đa dạng: - Khí hậu: một năm có 2 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. - Sinh vật và đất: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng: + Khí hậu phân hóa theo chiều B- N, Đ – T. + Sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng. |
3. Hoạt động luyện tập (10 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau:
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Về kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước.
=> Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
- Về văn hóa - xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta.
- Về an ninh - quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
* HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
BẢN PPT
BẢN WORD
THẦY CÔ TẢI NHÉ!