- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án điện tử lịch sử 8 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 (UPDATE MỚI NHẤT) được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án điện tử lịch sử 8 chân trời sáng tạo về ở dưới.
BÀI 13:
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Về năng lực
Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
Có ý kiến suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử.
Lập được bảng hệ thống và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng.
3. Về phẩm chất
- Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học cách mạng tháng Mười Nga.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tạo tâm thế tò mò mong muốn tìm hiểu kiến thức bài mới
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát video về cách mạng tháng Mười Nga để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- HS quan sát hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất và cách mạng tháng Mười Nga và trả lời câu hỏi:
Từ năm 1914 đến năm 1918 lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến hai sự kiện lớn làm rung chuyển thế giới. Đó là sự kiện lịch sử nào? Em biết gì về những sự kiện đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích video và trả lời câu hỏi.
HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo thảo luận
- GV gọi một số học sinh trả lời
- Các HS khác theo dõi, nhận xét vag bổ sung câu trả lời
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV định hướng, dẫn dắt và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục 1. Nguyên nhân và diễn biến chính a) Mục tiêu: - Nêu được một số nét chính về nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. b) Nội dung: - HS quan sát tranh ảnh, sơ đồ trả lời câu hỏi. - GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện | |
HĐ của GV và HS | Nội dung chính |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK Tr 57-58 - Theo dõi video thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: + Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. + Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Thời gian: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc nhóm - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và mở rộng - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV lần lượt gọi đại diện từng nhóm trả lời, các HS khác có thể bổ sung. GV kết hợp giảng, mở rộng thêm kiến thức và chốt lại kiến thức: Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân, binh lính dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin và Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Chính phủ tư sản theo đuổi chiến tranh, đàn áp nhân dân. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị kế hoạch lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. + Về diễn biến, GV nhắc các sự kiện chính như: Đêm 24 – 10 – 1917, quần chúng bao vây Cung điện Mùa Đông, tấn công bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản lâm thời; năm 1918, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn,... | 1. Nguyên nhân và diễn biến chính – Nguyên nhân: + Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. + Chính phủ tư sản theo đuổi chiến tranh, đàn áp nhân dân + Trước tình hình đó, V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. - Diễn biến chính: + Đêm 24 – 10 (6 – 11 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông – nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. + Đêm 25 – 10 (7 – 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sup đổ. + Đầu năm 1918, Cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. |
a) Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
b) Nội dung:
- HS quan sát tranh ảnh, sơ đồ trả lời câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS | Nội dung chính |
Mục 2. Ý nghĩa lịch sử và tác động B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 2 để trả lời câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá thế nào về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga? + GV hướng dẫn HS tìm những từ/cụm từ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga: giống như Mặt Trời; chiếu sáng khắp năm châu; thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất; chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS (nếu cần) HS: - Đọc SGK để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận + Gọi 1 – 2 HS trả lời, GV nhận xét, khuyến khích HS. Yêu cầu cần đạt: HS biết cách làm việc với tư liệu, từ đó rút ra được đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và mở rộng - GV cho HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin trong SGK để thực hiện yêu cầu: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại. - GV mở rộng cung cấp thêm thông tin về tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới của Giôn Rít: Ngay năm 1919, Giôn Rít đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới tường thuật một cách khách quan các sự kiện trong thời gian diễn ra Cách mạng tháng Mười Nga, được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước (ở Việt Nam, cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1960). GV có thể đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Vì sao tên cuốn sách là Mười ngày rung chuyển thế giới? (Gợi ý: Tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới; làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ; để lại nhiều bài học cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức,...). + Sau khi gọi 1 – 2 đại diện cặp đôi trả lời GV chốt lại ý: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thắng lợi trên thế giới; mặc dù đến nay chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn rất coi trọng vị trí và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. | 2. Ý nghĩa lịch sử và tác động: + Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. + Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV thông qua trò chơi “Ai là triệu phú”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga là:
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng dân tộc dân chủ
D. Cách mạng vô sản
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền
B. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
C. Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa
D. Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
Câu 3: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa XHCN và TBCN
C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Tìm kiếm thông tin từ sách báo, Internet viết bài báo cáo khoảng 200 từ để làm rõ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!