Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
LIST 10+ Đề thi ngữ văn lớp 7 học kì 2 năm 2022 CÓ ĐÁP ÁN RẤT HAY

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô LIST 10+ Đề thi ngữ văn lớp 7 học kì 2 năm 2022 CÓ ĐÁP ÁN RẤT HAY. Đây là bộ Đề thi ngữ văn lớp 7 học kì 2 năm 2022.


Tìm kiếm có liên quan​


đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021 có đáp án

De
thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn có đáp an

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2021-2022

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2021 - có đáp án quảng nam

De
thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp an

De
thi giữa kì 2 văn 7 có đáp an

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021 tỉnh bắc ninh

đề thi giữa kì 2 văn 7 2020-2021

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021 có đáp án

đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2020-2021

đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2021 - có đáp án

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2021 - có đáp án trắc nghiệm

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2021 - có đáp án quảng nam

De
thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2020 có đáp an

Đề
thi Ngữ Văn lớp 7 học kì 2 năm 2020 tỉnh Quảng Nam

đề thi văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021 tỉnh bắc ninh

10 đề thi Văn 7 HK2 năm 2022 có đáp án được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)


Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1 : Câu tục ngữ nào diễn đạt nghĩa bằng hình ảnh so sánh ?

A Đói cho sạch ,rách cho thơm . B Thương người như thể thương thân .

C Không thầy đố mầy làm nên . D Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.

Câu 2: Trong “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào?

A. Liệt kê và tăng cấp. C. Tương phản và tăng cấp.

B. Tương phản và phóng đại. D. So sánh và đối lập.

Câu 3 : Tác giả của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:

A Phạm Văn Đồng B Hồ Chí Minh

C Hoài Thanh D Đặng Thai Mai

Câu 4: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được viết theo phương thức biểu đạt:

A Nghị luận B Biểu cảm

C Tự sự D Miêu tả

Câu 5: Trong câu ,trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào ?

A Trạng ngữ chỉ đứng ở đầu câu và cuối câu.

B Trạng ngữ chỉ đứng ở cuối câu và giữa câu.

C Trạng ngữ đứng ở đầu câu và giữa câu.

D Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu ,cuối câu hay giữa câu .



Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau đây có tác dụng gì?

Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm,tất tả chạy xông vào thở không ra lời :

- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

A Tỏ ý còn nhiều sự vật ,hiện tượng chưa liệt kê hết được .

B Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,ngắt quãng.

C Làm giãn nhịp điệu câu văn ,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước ,châm biếm .

D Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.



PHẦN II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu 7
. Chép lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội trong chương trình Ngữ văn 7, kì II. (1đ)

Câu 8: Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động theo 2 cách:

“ Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé”. ( 1đ)

Câu 9: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)

…………………..Hết………………………

ĐÁP ÁN



A/ Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5đ, đúng hết đạt 3đ)





Câu​
1​
2​
3​
4​
5​
6​
Đáp án​
B​
C​
A​
A​
D​
B​




B/ Tự luận (7đ
)




Câu
Ý
Nội dung/Đáp án
Điểm
7
1,0 điểm

Hs nhớ và chép lại được 2 câu tục ngữ về con người và xã hội 1,0
8
1,0 điểm
HS chuyển đổi câu sau: “ Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé” theo 2 cách:
- Cậu bé được nhà vua truyền ngôi cho.
- Cậu bé được truyền ngôi.


0,5
0,5
9
5,0điểm
A/ Yêu cầu chung:
– Thể loại: Bài văn nghị luận giải thích
– Nội dung: Uống nước nhớ nguồn là lòng biết ơn của con người đối với người làm ra thành quả cho ta hưởng. Đó là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
– Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:








1) Mở bài:Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Lòng biết ơn của con người là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
- Ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu phải luôn sống theo đạo lý đó qua câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.
0,25

0,25
2)Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ: ( 1,0đ)
-
Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.
- Nguồn: + Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước.
+ Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.
- Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động
->Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.
* Nhận định, đánh giá câu tục ngữ: (2,0đ)
- ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay): ( 1,5đ)
+ Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
+ Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
+ Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…
* Bài học rút ra từ câu tục ngữ: ( 1,0đ)
+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
+ Cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


0,5







0,5












0,5




0,5



0,5



0,5


0,25


0,25


0,25



0,25
(3) Kết bài- Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.
- Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.
0,25


0,25




ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7






Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

C. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh

D. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

C. Miêu tả C. Biểu cảm

D. Tự sự D. Nghị luận

Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích?

A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào?

C. Nhân hóa C. Tăng cấp

D. Tương phản D. Liệt kê

Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A
Cột B
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.e. Câu đặc biệt
6. Hoa sim!f. Câu rút gọn
7. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.g. Câu bị động
8. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn.h. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1.
(2.0 điểm)

Vẻ đẹp trong đời sống của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Qua đó em học tập được gì từ Bác?

Câu 2. (5.0 điểm)

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

-----HẾT----

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II

Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

1​
2​
3​
4​
5​
C​
D​
C​
D​
1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c
0.5​
0.5​
0.5​
0.5​
1.0​
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1
: (2.0 điểm)

- Sự giản dị trong đời sống của Bác được chứng minh qua 3 phương diện:

+ Bữa cơm: vài ba món; không để rơi vãi; bát sạch, sắp xếp tươm tất (0.5 điểm)

+ Nơi ở: nhà sàn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn (0.5 điểm)

+ Tác phong làm việc và quan hệ với mọi người: suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ; tự làm được thì không cần người giúp (0.5 điểm)

- Em học tập được gì từ Bác: Học sinh trình bày những suy nghĩ của riêng mình về bài học rút ra được từ sự giản dị của Bác. (0.5 điểm)

Câu 2: (5.0 điểm)

1. Hình thức: (1.0 điểm)

- Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận.

- Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.

- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc.

- Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác.

2. Nội dung: (4.0 điểm)

Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài: (0.5 điểm)

- Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

b. Thân bài: (3.0 điểm)

- Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

- Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

* Ngày xưa:

- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền, Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh, tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên, những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia, thầy, ông lang…)

- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước.

* Ngày nay:

- 10/3 (âm lịch) giỗ tổ Hùng Vương

- Các bảo tàng …. nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc

- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

- Các ngày lễ 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề…

- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c. Kết bài: (0.5 điểm)

- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.



3. Biểu điểm:

- 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như trên; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bố cục cân đối.

- 4 – 4.5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc 3 – 4 lỗi chính tả.

- 3 – 3.5 điểm: Đảm bảo về nội dung nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, mắc 5 – 6 lỗi chính tả.

- 2 – 2.5 điểm: Nội dung chưa đầy đủ, bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc 9 – 10 lỗi chính tả.

- 1 – 2 điểm: Bài làm chưa xong, nội dung chưa đầy đủ, viết chiếu lệ, mắc quá nhiều lỗi chính tả.

- 0 điểm: Lạc đề, không làm bài.

*Ghi chú :

- Phần nội dung nêu trên chỉ là gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất dàn ý và biểu điểm chi tiết.

- Cần khuyến khích những HS có cách làm sáng tạo.


-----HẾT----





ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7




I. ĐỌC- HIỂU :
(3 điểm)



Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim theo mùa".

(Nguyễn Quỳnh)​

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim theo mùa".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.



II. TẬP LÀM VĂN :
(7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.





.HƯỚNG DẪN CHẤM

I. YÊU CẦU CHUNG

1.Học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản, diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi chính tả.

2. Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để bước đầu làm bài văn nghị luận: lập luận chứng minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

3. Đáp ứng yêu câu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

PHẦN
Nội dung
Biểu điểm
ĐỌC HIỂUCâu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Miêu tả kết hợp tự sự.
1.0
Câu 2. Tác dụng của dấu ba chấm: đánh dấu phần chưa liệt kê hết.

1.0
Câu 3.
- Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.


1.0
LÀM VĂN Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
a. Đảm bảo cấu trúc kiểu bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận đực vấn đề.1.0
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.1.0
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.5.0
* Giải thích:
 Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,
 Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.
 Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)
 Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.5


1.0

1.0


0.5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả dùng từ đặt câu.


ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)

– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1
: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.

PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)

Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”?

Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” (5đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN LỚP 7

Câu
Nội dung
Biểu điểm
1​
A​
0,25đ​
2​
B​
0,25đ​
3​
C​
0,25đ​
4​
D​
0,25đ​
5​
A​
0,25đ​
6​
B​
0,25đ​
7​
C​
0,25đ​
8​
D​
0,25đ​
9​
Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: HS ghi được phần ghi nhớ trong SGK.
2đ​
10​
Xác định được các cụm C – V sau:
a. “Huy học giỏi” và cụm “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”.
b. “một bàn tay đập vào vai” và cụm “hắn giật mình”.
0,5đ
0,5đ​
11​
Đề 1:(5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
– Thể loại: Bài văn nghị luận chứng minh
– Nội dung: Có công mài sắt có ngày nên kim là Lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm
– Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Mở bài: (0,5 điểm )
– Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm
– Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Thân bài: (3 điểm) Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
– Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng (0,5 điểm)
Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích. Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống.
– Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. (1,5điểm)
+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền …
Trong học tập: Bản thân của học sinh Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta
– Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. (0,5điểm)
+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập
Trong kháng chiến
– Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực. (0,5 điểm)
Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người.
Hình thức: Đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại (1điểm)
3đ​
Đề 2: Yêu cầu đạt được:
MB: (1đ)
– Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thể hiện sự nhớ công ơn của ông cha ta.
TB: (3đ)
– Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
– Triển khai.
+ Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta.
+ Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta.
+ Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì.
KB: (1đ)
– Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.


ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7


Câu 1:
(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […]

a. Đoạn trích nằm trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

b. Trình bày nội dung chính của đoạn trích ?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích ?

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (4-5 dòng - chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng phép liệt kê ?

Câu 3: (5,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Hãy giải thích lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

.........................Hết.........................​




HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 7


Câu
Ý
Nội dung
Điểm






1
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu
3,0
a
- Đoạn trích nằm trong văn bản Sống chết mặc bay
0,5 đ​
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
0,5 đ​
b
Nội dung của đoạn trích: cuộc sống xa hoa của quan phụ mẫu với những thứ quý hiếm, sang trọng đối lập với tình cảnh thảm thương của người dân.
1 đ​
cBiện pháp nghệ thuật: liệt kê: trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông,...
0,5 đ​
Tác dụng: liệt kê những vật dụng đắt tiền, sang trọng, qua đó cho thấy lối sống xa hoa, vương giả, phung phí của quan phụ mẫu
0,5 đ​





2
Viết đoạn văn (khoảng 5-6 dòng)
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, đúng yêu cầu về dung lượng.
0,25​
b. Đảm bào đúng yêu cầu đoạn văn 4-5 dòng
0,25​
c. Viết đoạn văn trong đó có sử dụng phép liệt kê
1,0​
đ. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.
0,25​
Viết bài văn
5,0
3
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài
nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sách là người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận
*Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần giải thích.
Khi được hưởng một thành quả nào đó ta phải nhớ ơn ngưười tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng.
* Thân bài:
+ Giải thích khái niệm:
- Uống nước: thừa hưởng thành quả lao.
- Nguồn: + Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen).
+ Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng).
+ Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ:
Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.
+ Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn?
- Trong tự nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên.
- Lòng biết ơn đó giúp tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết, thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.
- Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?
+ Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.
+ Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.
+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại.
*Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.


















3,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​
Tổng
10




ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7


Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm)


Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm)


Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)


Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm)

Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?





HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM

Môn: Ngữ văn 7


I. Yêu cầu chung

- Giáo viên cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Tổng toàn bài kiểm tra là 10, chiết đến 0,25 điểm.

II. Yêu cầu cụ thể

Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc – Hiêu văn bản
1
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay”
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
0,25
0,25
2
- Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại
0,5
3
Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.
1
4
- Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm.
- Tác dụng: Xác định thời gian.
0,5
0,5
II. Tạo lập văn bản

1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp
b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.
c. Triển khai nội dung của đoạn văn
- Trình bày đảm bảo được các ý sau:
+ Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm
+ Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó.
d. Chính tả, ngữ pháp
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

0,25

0,25




0,25

0,75

0,25


0,25
2
a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau:
* Mở bài
- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
* Thân bài (Chứng minh)
- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:
+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.
+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu.
+ Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận.
+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.
- Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người:
+ ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người.
+ Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được.
+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.
+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng.
* Kết bài
- Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.
- Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp.
d. Chính tả, ngữ pháp
- Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp.
e. Sáng tạo
- Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo.
0,25

0,25


0,5




1,5







1,5











0,5




0,25

0,25






















ĐỀ 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022
MÔN NGỮ VĂN 7




I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)​

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

II. Làm văn (7 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.



HƯỚNG DẪN CHẤM


II. YÊU CẦU CHUNG

1.Học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản, diễn đạt rõ ràng không mắc lỗi chính tả.

2. Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để bước đầu làm bài văn nghị luận: lập luận chứng minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

3. Đáp ứng yêu câu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.

1648572306024.png


XEM THÊM:
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT TẠI CHUYÊN MỤC

Ngữ văn Lớp 7

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--10-DE-THI-HK2-VAN-7-CO-DAP-AN.docx
    148.8 KB · Lượt tải : 4
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn văn bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 bộ đề thi ngữ văn 7 học kì 2 bộ đề thi ngữ văn giữa kì 1 lớp 7 bộ đề thi văn 7 kì 2 bộ đề thi văn lớp 7 học kì 1 bộ đề thi văn lớp 7 học kì 2 các dạng đề thi văn lớp 7 các đề thi văn lớp 7 giữa học kì 1 một số đề thi ngữ văn 7 học kì 1 một số đề thi văn giữa kì 1 lớp 7 một số đề thi văn lớp 7 học kì 2 violet đề thi văn 7 đề cương ôn thi văn 7 học kì 1 đề thi anh văn 7 học kì 1 đề thi anh văn giữa kì 1 lớp 7 đề thi anh văn lớp 7 cuối học kì 1 đề thi anh văn lớp 7 giữa học kì 1 đề thi anh văn lớp 7 học kì 1 đề thi anh văn lớp 7 học kì 1 2019 đề thi giữa học kì 1 anh văn 7 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn ngữ văn đề thi giữa học kì 1 văn 7 năm 2021 đề thi giữa học kì văn lớp 7 đề thi giữa kì 1 anh văn 7 đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn ngữ văn đề thi giữa kì 1 môn anh văn lớp 7 đề thi giữa kì 1 ngữ văn 7 trắc nghiệm đề thi giữa kì 1 văn 7 đề thi giữa kì 1 văn 7 2020 đề thi giữa kì 1 văn 7 bánh trôi nước đề thi giữa kì 1 văn 7 có đáp án đề thi giữa kì 1 văn 7 năm 2020 đề thi giữa kì 1 văn 7 tỉnh bắc ninh đề thi giữa kì 1 văn 7 trắc nghiệm đề thi giữa kì 1 văn 7 vietjack đề thi giữa kì 1 văn 7 violet đề thi giữa kì 1 văn 7 vnen đề thi giữa kì 1 văn lớp 7 đề thi giữa kì 2 văn 7 violet đề thi giữa kì học kì 1 lớp 7 môn văn đề thi giữa kì i văn 7 đề thi giữa kì ii văn 7 đề thi giữa kì môn văn 7 kì 1 đề thi giữa kì ngữ văn 7 kì 1 đề thi giữa kì văn 7 đề thi giữa kì văn 7 kì 1 đề thi giữa kì văn lớp 7 đề thi hết học kì 1 môn ngữ văn 7 đề thi hết học kì 1 môn văn lớp 7 đề thi hk1 văn 7 có đáp án đề thi hk2 văn 7 năm 2020 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 7 violet đề thi học kì 1 toán 7 môn văn đề thi học kì 1 văn 7 có ma trận đề thi học kì 1 văn 7 mới nhất đề thi học kì 1 văn 7 quận đống đa đề thi học kì 1 văn 7 quảng nam đề thi học kì 1 văn 7 thái nguyên đề thi học kì 1 văn 7 thanh hóa đề thi học kì 2 văn 7 violet đề thi học kì i văn 7 đề thi học kì ii ngữ văn 7 đề thi học kì ii văn 7 đề thi học kì môn ngữ văn lớp 7 học kì 1 đề thi học kì văn 7 kì 1 đề thi học sinh giỏi văn 7 cấp huyện violet đề thi học sinh giỏi văn 7 có đáp án đề thi học sinh giỏi văn 7 kì 1 đề thi học sinh giỏi văn 7 năm 2020 đề thi học sinh giỏi văn lớp 7 học kì 1 đề thi hsg văn 7 cấp huyện đề thi hsg văn 7 cấp thành phố đề thi hsg văn 7 có đáp án đề thi hsg văn 7 mới nhất đề thi hsg văn 7 năm 2020 đề thi hsg văn 7 năm 2021 đề thi hsg văn 7 theo cấu trúc mới đề thi hsg văn 7 violet đề thi lớp 7 giữa học kì 1 môn văn đề thi lớp 7 giữa kì 1 môn văn đề thi lớp 7 học kì 1 môn ngữ văn đề thi môn anh văn lớp 7 học kì 1 đề thi môn ngữ văn 7 giữa học kì 1 đề thi môn ngữ văn 7 kì ii đề thi môn văn 7 đề thi môn văn 7 giữa học kì 2 đề thi môn văn 7 giữa kì 1 đề thi môn văn 7 hk2 đề thi môn văn 7 học kì 1 đề thi ngữ văn 15 phút lớp 7 đề thi ngữ văn 7 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn 7 giữa học kì 1 2021 đề thi ngữ văn 7 giữa kì 1 đề thi ngữ văn 7 học kì 1 đề thi ngữ văn 7 học kì 1 năm 2018 đề thi ngữ văn 7 học kì 1 năm 2021 đề thi ngữ văn giữa kì 1 lớp 7 đề thi ngữ văn lớp 7 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 7 kì i đề thi ngữ văn lớp 7 tập 2 đề thi olympic văn 7 đề thi olympic văn 7 có đáp án đề thi olympic văn 7 tp hcm 2019 đề thi olympic văn 7 tphcm đề thi ôn tập văn 7 học kì 1 đề thi thử văn 7 đề thi thử văn lớp 7 giữa học kì 1 đề thi trắc nghiệm môn văn 7 học kì 1 đề thi văn 1 tiết lớp 7 học kì 2 đề thi văn 7 đề thi văn 7 bài cổng trường mở ra đề thi văn 7 cấp trường đề thi văn 7 cuối học kì 1 đề thi văn 7 cuối kì 2 đề thi văn 7 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 7 cuối năm đề thi văn 7 giữa học kì 1 đề thi văn 7 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 7 giữa kì 1 đề thi văn 7 giữa kì 1 bài bánh trôi nước đề thi văn 7 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 7 giữa kì 1 năm 2021 đề thi văn 7 giữa kì 1 online đề thi văn 7 giữa kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 7 giữa kì 2 đề thi văn 7 hk1 đề thi văn 7 hk2 có đáp án đề thi văn 7 học kì 1 đề thi văn 7 học kì 1 2020 đề thi văn 7 học kì 1 có đáp án đề thi văn 7 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 7 học kì 1 năm 2020 đề thi văn 7 học kì 2 đề thi văn 7 học kì 2 2020 đề thi văn 7 học kì 2 năm 2019 đề thi văn 7 học kì 2 năm 2020 đề thi văn 7 học kì 2 năm 2021 đề thi văn 7 học sinh giỏi đề thi văn 7 kì 1 đề thi văn 7 kì 2 đề thi văn 7 kì 2 2019 đề thi văn 7 kì 2 2020 đề thi văn 7 kì 2 mới nhất đề thi văn 7 kì 2 năm 2019 đề thi văn 7 kì 2 năm 2020 đề thi văn 7 kì 2 năm 2021 đề thi văn 7 năm 2019 đề thi văn 7 năm 2020 đề thi văn 7 năm 2021 đề thi văn 7 năm 2021 giữa kì 1 đề thi văn giữa học kì 1 lớp 7 đề thi văn giữa kì 1 lớp 7 đề thi văn giữa kì 1 lớp 7 năm 2019 đề thi văn giữa kì 1 toán 7 đề thi văn hk2 lớp 7 có đáp án đề thi văn học kì 1 lớp 7 đề thi văn khảo sát lớp 7 đề thi văn lớp 7 đề thi văn lớp 7 bài sống chết mặc bay đề thi văn lớp 7 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 7 giữa học kì 1 2020 đề thi văn lớp 7 giữa học kì 1 2021 đề thi văn lớp 7 giữa kì 1 đề thi văn lớp 7 hk2 đề thi văn lớp 7 hk2 năm 2020 đề thi văn lớp 7 học kì 1 đề thi văn lớp 7 học kì 1 có đáp án đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2017 đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2018 đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 7 học kì 1 năm 2021 đề thi văn lớp 7 học kì 2 co dap an đề thi văn lớp 7 học kì ii đề thi văn lớp 7 năm 2019 học kì 2 đề thi văn lớp 7 năm 2020 đề thi văn lớp 7 tập 2 đề thi văn sáng 7 7 2021 đề thi văn vào lớp 7
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top