Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,306
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc cho học sinh tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022 - 2023

Đề tài

“Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc cho học sinh tiểu học”



A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài


Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nói chung và của trẻ thơ nói riêng. Để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình trẻ tham gia ca hát và được tự hoạt động. Chính sự hài hoà về âm thanh giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình phong phú hơn về thế giới xung quanh qua nhận thức trong sáng và phong phú của các em về: âm thanh, giai điệu, nhịp điệu, tính chất, tiết tấu, lời ca.... cảm giác xúc động về những điều mới mẻ mà các em chưa biết, chưa nghe, chưa học. Việc triển khai môn âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn và phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Âm nhạc trong trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành người hoạt động Âm nhạc thực thụ mà nó nâng cánh ước mơ của các em lên một tầng cao mới. Qua một tiết Âm nhạc các em được nghe hát, nghe nhạc, tập hát, gõ đệm, vận động theo nhạc, vận động phụ họa, nghe kể chuyện âm nhạc, tập đọc nhạc, tham gia trò chơi âm nhạc, đọc thơ theo tiết tấu, đọc những bài đồng dao, được tự mình trình bày bài hát theo ý thích... chính âm nhạc đã góp phần giúp cho trí tưởng tượng của các em bay cao, bay xa hơn. Những hiểu biết đó sẽ giúp các em tích lũy thêm vốn hiểu biết của mình trong kho tàng kiến thức phong phú mà các em cần có trong tương lai.

Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên dặc biệt quan tâm. Và môn âm nhạc cũng vậy. Đây là một môn học nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu nhưng hầu hết quan trọng nhất là về âm nhạc cho học sinh, bên cạnh đó còn bồi dưỡng lòng say mê, yêu thích môn học này, hướng cho các em những tình cảm trong sáng, có đạo đức lối sống lành mạnh, yêu cuộc sống, yêu quê hương.

Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người. Tạo cho học sinh một phong cách, tính bản lĩnh, tự tin, lạc quan yêu đời. Biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Và qua các tiết dạy và hoc môn Âm nhạc, giáo viên phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân mình mà phát huy. Giáo viên cần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục giúp các em yêu thích môn học và tìm ra được thế mạnh của mình nên tôi đã chọn đề tài “Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc cho học sinh tiểu học”.

II. Thực trạng

1. Thuận lợi


- Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.

- Nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy và học của Giáo viên và học sinh.

- Nhà trường có đủ đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy



2. Khó khăn

- Trường đóng trên địa bàn nông thôn học sinh chủ yếu là con gia đình làm biển nên thời gian quan tâm, giúp đỡ con cái có hạn chế.

- Điều kiện kinh tế gia đình (nguồn thu nhập) không đồng đều, đời sống vật chất một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cho nên sự quan tâm đến việc học tập của con em chưa đến nơi đến chốn (ở lớp cũng như ở nhà).

- Trình độ dân trí chưa đồng đều nên ý thức, vai trò giáo dục của một số bậc phụ huynh chưa có.

- Trong lớp, học lực không đồng đều, thậm chí có em chưa nhớ tên bài hát, hát giọng còn ê, a không rõ lời gọn tiếng.

- Một số học sinh còn lơ là ở bộ môn này, các em tập trung chủ yếu vào môn học chính như toán, tiếng việt…

- Môn học Âm nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế, khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ.

- Nhà trường chưa có phòng học dành riêng cho bộ môn nên việc tổ chức tiết học còn gặp nhiều khó khăn.

- Còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát. Còn gò bó, ngập ngừng, thiếu tự tin khi biểu diễn trước lớp.

3. Thực trạng chung về việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc ở trường tiểu học.

Trong trường tiểu học, môn âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện học hát tập thể, phát triển khả năng nghe nhạc và được các em đón nhận một cách hào hứng. Thông qua việc học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em được dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc theo mục tiêu của môn học. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu dạy - học để từ đó lên kế hoạch bài giảng cho phù hợp với yêu cầu môn học.

Năm học 2022 - 2023 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc ở tất cả các khối lớp. Để học sinh học tập tốt môn học bản thân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng nội dung, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học. Tôi luôn tìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công. Trong khi nhận thức, sự hiểu biết, giọng hát của học sinh không đồng đều, có những em có giọng hát hay, hát cao, nhưng cũng có những em lại hát chưa được đúng nhạc, có em thì thích ca hát biểu diễn nhưng bên cạnh đó cũng có những em còn rụt rè, thiếu tự tin,...

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận


Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như Toán học. Nhưng nó lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những giai điệu, những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, trò chơi với các bài đồng dao… âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu… làm kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng nốt nhạc.

Để đáp ứng với thời kỳ đổi mới của đất nước “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, ở tiểu học, sự hướng dẫn của giáo viên rất cần thiết để đưa học sinh vào thế giới âm nhạc, phát triển tài năng ở lứa tuổi học sinh tiểu học.

1670305716260.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com----SKKN TH Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc.doc
    101 KB · Lượt xem: 7
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,155
    Thành viên mới nhất
    Phạm Nhật Vinh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top