- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH HỌC LỰC TRUNG BÌNH, TRUNG BÌNH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 12” được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BIỆN PHÁP “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH HỌC LỰC TRUNG BÌNH,
TRUNG BÌNH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 12”
1. Lí do chọn biện pháp
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm trang bị tri thức toàn diện cho người học bằng nhiều hình thức khác nhau: đổi mới PPDH, KTĐG, lần lượt đưa chương trình GDPT tổng thể 2018 vào các cấp tiểu học, THCS và THPT, hướng đến việc đổi mới toàn diện Giáo dục. Do vậy, mỗi cấp học, mỗi môn học đều nỗ lực thích ứng chương trình mới, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Ngữ văn là một trong những môn học chính khóa bắt buộc nên việc nâng cao chất lượng dạy và học là vô cùng cấp thiết. Với nhiệm vụ Văn học là nhân học, Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải giúp các em bồi đắp tình cảm, kiến trúc hoàn chỉnh về một tâm hồn đẹp, lối sống đẹp để các em học sinh hoàn thiện về nhân cách vững bước vào đời. Đó là trọng trách mà Nhà nước đã giao phó cho tất cả những người làm công tác sư phạm, nhất là GV trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Nhìn vào thực tế trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT thì phần viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) luôn chiếm 2/10 điểm. Và để đạt được mức điểm từ 1.5 điểm đến 2.0 điểm không hề khó khăn, nếu các em học sinh nắm vững kỹ năng hoàn thành đoạn văn theo chủ đề. Đúng ra đây là phần để học sinh gỡ điểm cho nghị luận văn học (5.0 điểm) thì học sinh lại mất điểm ngay chính phần viết đoạn văn này. Điều này vô cùng đáng tiếc. Vấn đề do đâu? Thực chất kiểu bài viết đoạn văn nghị luận xã hội tương đối khó với các em học sinh, nếu các em được rèn luyện cụ thể, hình thành được kỹ năng triển khai đoạn văn thì các em sẽ nhẹ nhàng vượt qua câu hỏi này trong phần thi Tốt nghiệp THPT. Điều bất cập là trong chương trình chính khóa không có tiết học nào dành cho viết đoạn văn mà chỉ là tạo lập một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng xã hội mà thôi. Còn lại tập trung khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học hay nói cách khác là chú trọng cho phần nghị luận văn học. Qua thực tế giảng dạy, chấm thi học kì và điểm thi tốt nghiệp THPT của các em, tôi thấy một thực tế: Học sinh phần nhiều hoang mang trong việc viết một đoạn văn nghị luận xã hội và bị mất điểm, nhất là ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh trang bị những kỹ năng, phương pháp tốt nhất để tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của nhà trường nói chung, của bộ môn Ngữ văn nói riêng. Mặt khác, giúp các em thật sự yêu thích môn học và nhận thấy giá trị thực sự mà môn Ngữ văn đã mang lại cho các em. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho đối tượng học sinh học lực trung bình, trung bình yếu môn Ngữ văn lớp 12”.
2. Nội dung
2.1 Các khái niệm
Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận được lấy đề tài từ những vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm chỉ ra cái đúng - sai, tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống…
2.2 Phân loại dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT
Có thể chia làm ba dạng:
- Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến, tư tưởng trong phần ngữ liệu Đọc hiểu.
Ví dụ minh hoạ:
Văn bản Đọc hiểu:
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn
SỞ GD & ĐT TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG THCS-THPT LÝ VĂN LÂM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc |
Lý Văn Lâm, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
BIỆN PHÁP “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH HỌC LỰC TRUNG BÌNH,
TRUNG BÌNH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 12”
1. Lí do chọn biện pháp
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm trang bị tri thức toàn diện cho người học bằng nhiều hình thức khác nhau: đổi mới PPDH, KTĐG, lần lượt đưa chương trình GDPT tổng thể 2018 vào các cấp tiểu học, THCS và THPT, hướng đến việc đổi mới toàn diện Giáo dục. Do vậy, mỗi cấp học, mỗi môn học đều nỗ lực thích ứng chương trình mới, đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Ngữ văn là một trong những môn học chính khóa bắt buộc nên việc nâng cao chất lượng dạy và học là vô cùng cấp thiết. Với nhiệm vụ Văn học là nhân học, Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải giúp các em bồi đắp tình cảm, kiến trúc hoàn chỉnh về một tâm hồn đẹp, lối sống đẹp để các em học sinh hoàn thiện về nhân cách vững bước vào đời. Đó là trọng trách mà Nhà nước đã giao phó cho tất cả những người làm công tác sư phạm, nhất là GV trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Nhìn vào thực tế trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT thì phần viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) luôn chiếm 2/10 điểm. Và để đạt được mức điểm từ 1.5 điểm đến 2.0 điểm không hề khó khăn, nếu các em học sinh nắm vững kỹ năng hoàn thành đoạn văn theo chủ đề. Đúng ra đây là phần để học sinh gỡ điểm cho nghị luận văn học (5.0 điểm) thì học sinh lại mất điểm ngay chính phần viết đoạn văn này. Điều này vô cùng đáng tiếc. Vấn đề do đâu? Thực chất kiểu bài viết đoạn văn nghị luận xã hội tương đối khó với các em học sinh, nếu các em được rèn luyện cụ thể, hình thành được kỹ năng triển khai đoạn văn thì các em sẽ nhẹ nhàng vượt qua câu hỏi này trong phần thi Tốt nghiệp THPT. Điều bất cập là trong chương trình chính khóa không có tiết học nào dành cho viết đoạn văn mà chỉ là tạo lập một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng xã hội mà thôi. Còn lại tập trung khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học hay nói cách khác là chú trọng cho phần nghị luận văn học. Qua thực tế giảng dạy, chấm thi học kì và điểm thi tốt nghiệp THPT của các em, tôi thấy một thực tế: Học sinh phần nhiều hoang mang trong việc viết một đoạn văn nghị luận xã hội và bị mất điểm, nhất là ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh trang bị những kỹ năng, phương pháp tốt nhất để tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của nhà trường nói chung, của bộ môn Ngữ văn nói riêng. Mặt khác, giúp các em thật sự yêu thích môn học và nhận thấy giá trị thực sự mà môn Ngữ văn đã mang lại cho các em. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho đối tượng học sinh học lực trung bình, trung bình yếu môn Ngữ văn lớp 12”.
2. Nội dung
2.1 Các khái niệm
Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống nhất. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.
Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận được lấy đề tài từ những vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm chỉ ra cái đúng - sai, tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống…
2.2 Phân loại dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT
Có thể chia làm ba dạng:
- Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến, tư tưởng trong phần ngữ liệu Đọc hiểu.
Ví dụ minh hoạ:
Văn bản Đọc hiểu:
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn