Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN TRONG SINH HỌC 12 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SKKN
Trong bối cảnh xã hội hiện nay đất nước ta đã và đang hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực. Thực hiện mục tiêu theo kịp với các nước về kinh tế xã hội, chúng ta phải đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ cao với nhiều nhân tài trên nhiều lĩnh vực khoa học. Để đào tạo được nhiều nhân tài trình độ cao là trách nhiệm của nền giáo dục. Bản chất của giáo dục là việc “dạy – học”. Việc dạy – học có thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường khác nhau, với những điều kiện khác nhau nhưng đều có mục đích hoàn thành nhiệm vụ “hướng dẫn, truyền thụ – tìm hiểu, lĩnh hội” tri thức nhằm vận dụng tốt nhất vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu dân giàu – nước mạnh thì nền giáo dục phải phát triển theo phương châm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và nhà nước ta đã đặt ra. Điều này đặt ra cho giáo viên nhiệm vụ phải tạo điều kiện để học sinh phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập để tìm tòi phát hiện kiến thức khoa học. Với đối tượng học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước càng cần phải hiểu biết nhiều hơn để sau này có chí hướng phấn đấu, học tập, nghiên cứu, sáng tạo làm giàu cho đất nước nhờ sự hiểu biết và lòng say mê học tập của mình. Một trong những nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là là phát triển kĩ năng nhận biết và tư duy sáng tạo, do đó giúp học sinh kĩ năng tư duy để làm bài tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học. Môn sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về thế giới sinh vật từ cấp độ tổ chức đơn giản đến phức tạp, từ nguyên lý đến qui luật và ứng dụng vào thực tiễn. Trong sinh học lớp 12 phần qui luật di truyền về liên kết gen và hoán vị gen là phần kiến thức cơ bản và khó đối với học sinh đặc biệt là việc ứng dụng làm bài tập. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc học sinh rất sợ học và làm bài tập sinh học. Một phần do thực trạng giáo dục trong trường phổ thông hiện nay vẫn đang là áp lực lớn về khối kiến thức và thời gian đối với học sinh. Với thời gian có hạn, các môn học nhiều và lượng kiến thức cần học tập lớn nên học sinh khó có thời gian để nghiên cứu tìm hiểu sâu về môn học. Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa mới có khối lượng kiến thức khá nhiều nên giáo viên chủ yếu đi vào giảng giải cho kịp thời gian, việc tổ chức hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức cho học sinh còn hạn chế. Học sinh phần lớn là tiếp thu kiến thức chứ ít khi tự mình tìm hiểu phát hiện kiến thức nên có thói quen thụ động. Việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm nên một số học sinh có suy nghĩ chủ quan không cần nghiên cứu kĩ cũng có thể làm bài được. Mặt khác môn sinh là môn khoa học tự nhiên nhưng có phần lí thuyết nhiều việc thi tốt nghiệp năm có năm không hơn nữa là môn chỉ thi vào đại khối B và T mà khối B lại ít ngành nghề để lựa chọn nên học sinh ít mặn mà, ít đầu tư học tập hơn nhiều so với các môn toán, lí, hóa nên đây cũng là một khó khăn cho việc giảng dạy. Phần kiến thức về các qui luật di truyền là một phần kiến thức khó đặc biệt là qui luật liên kết và hoán vị gen. Tuy là kiến thức khó nhưng chỉ được phân phối chương trình gói gọn trong một tiết học và bài tập có nhiều dạng nhưng sách giáo khoa lại đề cập ít nên nhiều giáo viên và học sinh thường bỏ qua, ít quan tâm nên khi gặp một số bài toán liên quan đến vấn đề này học sinh thường lúng túng không biết cách làm. Do chưa tìm ra phương pháp học và giải bài tập thích hợp nên học sinh còn nhiều vướng mắc, ít hứng thú học tập. Kiến thức dài, thời gian phân phối chương trình ít, hầu như không có thời gian hướng dẫn làm bài tập do vậy nên khó khăn cho học sinh và giáo viên trong việc nâng cao chất lượng. Đa số các em học sinh sau khi học và ứng dụng để làm bài tập đạt kết quả chưa cao Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa cũng đòi hỏi học sinh cần ứng dụng lí thuyết để giải bài tập nhiều hơn đặc biệt là làm bài tập trong thi học sinh giỏi và thi đại học, cao đẳng nên học sinh cũng cần phải chú ý hơn.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SKKN
Trong bối cảnh xã hội hiện nay đất nước ta đã và đang hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực. Thực hiện mục tiêu theo kịp với các nước về kinh tế xã hội, chúng ta phải đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ cao với nhiều nhân tài trên nhiều lĩnh vực khoa học. Để đào tạo được nhiều nhân tài trình độ cao là trách nhiệm của nền giáo dục. Bản chất của giáo dục là việc “dạy – học”. Việc dạy – học có thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường khác nhau, với những điều kiện khác nhau nhưng đều có mục đích hoàn thành nhiệm vụ “hướng dẫn, truyền thụ – tìm hiểu, lĩnh hội” tri thức nhằm vận dụng tốt nhất vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu dân giàu – nước mạnh thì nền giáo dục phải phát triển theo phương châm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và nhà nước ta đã đặt ra. Điều này đặt ra cho giáo viên nhiệm vụ phải tạo điều kiện để học sinh phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tư duy, sáng tạo trong học tập để tìm tòi phát hiện kiến thức khoa học. Với đối tượng học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước càng cần phải hiểu biết nhiều hơn để sau này có chí hướng phấn đấu, học tập, nghiên cứu, sáng tạo làm giàu cho đất nước nhờ sự hiểu biết và lòng say mê học tập của mình. Một trong những nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là là phát triển kĩ năng nhận biết và tư duy sáng tạo, do đó giúp học sinh kĩ năng tư duy để làm bài tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học. Môn sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về thế giới sinh vật từ cấp độ tổ chức đơn giản đến phức tạp, từ nguyên lý đến qui luật và ứng dụng vào thực tiễn. Trong sinh học lớp 12 phần qui luật di truyền về liên kết gen và hoán vị gen là phần kiến thức cơ bản và khó đối với học sinh đặc biệt là việc ứng dụng làm bài tập. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc học sinh rất sợ học và làm bài tập sinh học. Một phần do thực trạng giáo dục trong trường phổ thông hiện nay vẫn đang là áp lực lớn về khối kiến thức và thời gian đối với học sinh. Với thời gian có hạn, các môn học nhiều và lượng kiến thức cần học tập lớn nên học sinh khó có thời gian để nghiên cứu tìm hiểu sâu về môn học. Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa mới có khối lượng kiến thức khá nhiều nên giáo viên chủ yếu đi vào giảng giải cho kịp thời gian, việc tổ chức hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức cho học sinh còn hạn chế. Học sinh phần lớn là tiếp thu kiến thức chứ ít khi tự mình tìm hiểu phát hiện kiến thức nên có thói quen thụ động. Việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm nên một số học sinh có suy nghĩ chủ quan không cần nghiên cứu kĩ cũng có thể làm bài được. Mặt khác môn sinh là môn khoa học tự nhiên nhưng có phần lí thuyết nhiều việc thi tốt nghiệp năm có năm không hơn nữa là môn chỉ thi vào đại khối B và T mà khối B lại ít ngành nghề để lựa chọn nên học sinh ít mặn mà, ít đầu tư học tập hơn nhiều so với các môn toán, lí, hóa nên đây cũng là một khó khăn cho việc giảng dạy. Phần kiến thức về các qui luật di truyền là một phần kiến thức khó đặc biệt là qui luật liên kết và hoán vị gen. Tuy là kiến thức khó nhưng chỉ được phân phối chương trình gói gọn trong một tiết học và bài tập có nhiều dạng nhưng sách giáo khoa lại đề cập ít nên nhiều giáo viên và học sinh thường bỏ qua, ít quan tâm nên khi gặp một số bài toán liên quan đến vấn đề này học sinh thường lúng túng không biết cách làm. Do chưa tìm ra phương pháp học và giải bài tập thích hợp nên học sinh còn nhiều vướng mắc, ít hứng thú học tập. Kiến thức dài, thời gian phân phối chương trình ít, hầu như không có thời gian hướng dẫn làm bài tập do vậy nên khó khăn cho học sinh và giáo viên trong việc nâng cao chất lượng. Đa số các em học sinh sau khi học và ứng dụng để làm bài tập đạt kết quả chưa cao Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa cũng đòi hỏi học sinh cần ứng dụng lí thuyết để giải bài tập nhiều hơn đặc biệt là làm bài tập trong thi học sinh giỏi và thi đại học, cao đẳng nên học sinh cũng cần phải chú ý hơn.