Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,065
Điểm
48
tác giả
[SKKN HÓA HỌC 11] SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HIĐROCACBON được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo ở học sinh dưới tác động, ảnh hưởng của giáo viên: thầy có vai trò chủ đạo, điều khiển, còn trò đóng vai trò tích cực, chủ động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì thế, hơn bất kì môn học nào khác, việc kết hợp phương pháp trực quan bên cạnh phương pháp thuyết trình là tối cần thiết. Để hình thành cho học sinh sự tin tưởng vào khoa học, niềm say mê khi học môn hóa học, và cơ bản nhất là trang bị những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong thí nghiệm hóa học.

Ngoài ra, học sinh cấp trung học phổ thông đang dần trưởng thành về nhân cách, vốn sống ngày càng phong phú. Các em đã hiểu được vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết cho nghề nghiệp tương lai nên thái độ của học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Các em có nhu cầu nắm vững bài học không chỉ qua lời giảng của thầy cô giáo mà còn phải có các phương tiện hỗ trợ, minh họa như thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, sơ đồ…

Sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy hoá học là phương pháp dạy học rất quan trọng, góp phần quyết định cho chất lượng lĩnh hội môn hoá học. Chính vì vậy, tôi xin đưa ra chuyên đề : “ Sử dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy phần hiđrocacbon“

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận:

Cơ sở khoa học:


1.1.1. Khái niệm phương pháp trực quan:

a) Định nghĩa: Phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên dùng các phương tiện trực quan nhằm huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ thêm bền vững và chính xác.

b) Phân loại: Có 2 phương pháp trực quan cụ thể

Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trước khi, trong khi và sau khi lĩnh hội tài liệu học tập mới; bao gồm:

+ Phương pháp minh họa: Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện nghe nhìn, các số liệu khoa học hay thực tế để minh họa cho bài giảng.

+ Phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Là phương pháp giáo viên tiến hành các thí nghiệm trên lớp, để học sinh theo dõi diễn biến của các hiện tượng khoa học có tác động trực tiếp tức thời của giáo viên

Biểu diễn thí nghiệm là một dạng của phương pháp minh họa, sự khác biệt duy nhất của chúng là thay vì sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên biểu diễn thí nghiệm khoa học, giúp học sinh không những nắm được tri thức mà còn hình thành ý thức tìm tòi các phương pháp nhận thức, lòng yêu thích khoa học và thế giới quan khoa học.

Phương pháp quan sát: Là phương pháp giáo viên cho học sinh độc lập quan sát các sự vật hiện tượng của tự nhiên hay xã hội để chứng minh, khẳng định một luận điểm khoa học nào đó.

1.1.2. Phương tiện trực quan:

Bao gồm: mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuât từ đơn giản đến phức tạp dùng trong quá trình dạy học. Với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan ( vật chất và hiện tượng), nguồn phát ra thông tin về vật chất và hiện tượng đó, làm cơ sở cho việc tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

Người ta thường chia các phương tiện trực quan trong dạy học hoá học thành ba nhóm:

Nhóm thí nghiệm trong nhà trường

Nhóm đồ dùng trực quan như mẫu vật, hình vẽ, mô hình

Nhóm phương tiện kỹ thuật như: thiết bị nghe nhìn, phần mềm dạy học, các kỹ thuật tin học ứng dụng trong dạy học hoá học.

Trên thực tế thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan giữ vai trò chính yếu trong quá trình dạy học hoá học.

1.1.3. Vai trò của phương pháp trực quan trong quá trình dạy học :

a) Hướng dẩn và phát triển hoạt động nhận thức của học sinh:

b) Phát triển kĩ năng thực hành

c) Phát triển trí tuệ

d) Giáo dục nhân cách.

1.1.4. Yêu cầu sử dụng của phương pháp trực quan trong dạy học

Hình thức thứ nhất :
Giáo viên dùng lời để hướng dẫn học sinh quan sát, học sinh nhờ sự quan sát rút ra được những kiến thức về những tính chất có thể tri giác trực tiếp được của đối tượng quan sát. Thí dụ : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát dung dịch HCl để tự mình rút ra tính chất vật lí của nó.

Hình thức thứ hai : Giáo viên dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật và các quá trình. Trên cơ sở những kiến thức sẵn có của học sinh mà giáo viên hướng dẫn họ làm sáng tỏ và trình bày được những mối quan hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể nhìn thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp. Thí dụ : Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm C2H2 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Từ những điều tri giác được, các em chưa lý giải được bản chất của hiện tượng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, liên hệ các kiến thức đã có với những kiến thức mới bổ sung để rồi tự mình rút ra kết luận, viết được phương trình phản ứng hoá học.

Hình thức thứ ba : Học sinh tiếp thu được các kiến thức về các hiện tượng hay tính chất đơn giản của sự vật trước tiên từ lời của giáo viên, còn việc biểu diễn các phương tiện trực quan nhằm khẳng định hay cụ thể hoá các thông tin mà giáo viên đã thông báo. Thí dụ : Giáo viên mô tả tính chất vật lí của axit HCl, mô tả đến đâu minh hoạ đến đó.

Hình thức thứ tư : Trước tiên, giáo viên thông báo cho học sinh về các tính chất, quá trình, định luật mà học sinh không thể nhận thức được bằng tri giác trực tiếp, sau đó giáo viên mới biểu diễn các phương tiện trực quan để minh hoạ cho thông báo bằng lời của mình. Thí dụ : Giáo viên viết phương trình phản ứng C2H2 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. giải thích các chất tác dụng với nhau thế nào sinh ra sản phẩm là gì để cho học sinh hiểu. Sau đó, giáo viên làm thí nghiệm minh hoạ để học sinh xem.

* Hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai thuộc về phương pháp nghiên cứu trong việc biểu diễn thí nghiệm. Khi sử dụng hai hình thức này, hoạt động trí lực của học sinh đã được tăng cường, học sinh được tiếp thu kiến thức một cách chủ động.

1704269708184.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---[SKKN HÓA HỌC 11] SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀO GIẢNG DẠY PHẦN HIĐROCACBON.doc
    1.7 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng hsg hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa sáng kiến kinh nghiệm hóa 12 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 violet sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học sáng kiến kinh nghiệm hóa học 10 violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học 8 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm hoá học lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học trung học phổ thông sáng kiến kinh nghiệm hóa thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa thpt sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực văn hóa sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực văn hóa xã hội sáng kiến kinh nghiệm môn hóa sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lớp 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lop 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thcs sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa thpt sáng kiến kinh nghiệm nâng cao văn hóa đọc sáng kiến kinh nghiệm ngành văn hóa sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học hóa học sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa sáng kiến kinh nghiệm văn hóa thông tin sáng kiến kinh nghiệm văn hóa ứng xử sáng kiến kinh nghiệm về công tác xã hội hóa sáng kiến kinh nghiệm về quản lý văn hóa sáng kiến kinh nghiệm về stem hóa học sáng kiến kinh nghiệm về thí nghiệm hóa học sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa công sở sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa văn nghệ sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa đọc sáng kiến kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục sáng kiến kinh nghiệm xây dựng văn hóa nhà trường
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,254
    Thành viên mới nhất
    Lường Thị Thuận

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top