Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN HÓA HỌC 12] Tổ chức dạy học STEM chủ đề: Cacbohidrat được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Thực trạng
Trước đây khi dạy môn Hóa chúng tôi thường quan tâm đến kiến thức lý thuyết hàn lâm của môn Hóa mà chưa thường xuyên quan tâm đến việc lồng ghép các kiến thức liên quan của các môn học khác, đặc biệt hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn học và liên môn để tìm hiểu, khám phá, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Những năm gần đây, Giáo dục STEM đã phát triển mạnh mẽ cả trên thế giới và ở Việt nam. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Với cách dạy truyền thống giáo viên chỉ quan tâm đến kiến thức hàn lâm đến các dạng bài luyện thi, thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm rất hàn lâm. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chưa hiểu rõ vai trò của môn Hóa đối với đời sống và mối liên hệ hữu ích giữa các môn học.
Trong những năm học trước khi dạy chủ đề “ Cacbohidrat” trong chương trình hóa học 12 chúng tôi làm như sau:
Cung cấp cho học sinh các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK): Cấu tạo, tính chất của các hợp chất cacbohidrat. Trạng thái tự nhiên của chúng
Ôn luyện các dạng bài trong SGK, trong các đề thi THPT Quốc gia.
Yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trong SGK, sách bài tập và bài tập
giáo viên giao thêm.
Giáo viên soạn bài chỉ dựa vào sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ
năng mà ít liên hệ với thực tế.
Dạy học theo phương pháp truyền thống: thầy giảng, trò ghi. Chúng tôi
dạy theo từng bài để đảm bảo lý thuyết cơ bản cho học sinh. Sau mỗi bài chúng tôi cho bài tập tự luận cho học sinh để củng cố kiến thức. Sau đó chúng tôi trắc nghiệm hóa những bài tập tự luận chỉ cốt sao có đáp án đúng, những phương án còn lại nhiễu ngẫu nhiên. Trong những tiết ôn tập phát bài cho học sinh làm. Trên lớp chữa bài cho học sinh bằng cách: các câu mức độ nhận biết và thông hiểu yêu cầu các em xem gợi ý đáp án, giáo viên có bổ sung thêm thông tin nếu cần, các câu hỏi ở mức Vận dụng hoặc Vận dụng cao giáo viên chữa cụ thể, chi tiết, lật đi lật lại vấn đề để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Thực trạng
Trước đây khi dạy môn Hóa chúng tôi thường quan tâm đến kiến thức lý thuyết hàn lâm của môn Hóa mà chưa thường xuyên quan tâm đến việc lồng ghép các kiến thức liên quan của các môn học khác, đặc biệt hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn học và liên môn để tìm hiểu, khám phá, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Những năm gần đây, Giáo dục STEM đã phát triển mạnh mẽ cả trên thế giới và ở Việt nam. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Với cách dạy truyền thống giáo viên chỉ quan tâm đến kiến thức hàn lâm đến các dạng bài luyện thi, thí nghiệm thực hành trong phòng thí nghiệm rất hàn lâm. Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chưa hiểu rõ vai trò của môn Hóa đối với đời sống và mối liên hệ hữu ích giữa các môn học.
Trong những năm học trước khi dạy chủ đề “ Cacbohidrat” trong chương trình hóa học 12 chúng tôi làm như sau:
Cung cấp cho học sinh các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK): Cấu tạo, tính chất của các hợp chất cacbohidrat. Trạng thái tự nhiên của chúng
Ôn luyện các dạng bài trong SGK, trong các đề thi THPT Quốc gia.
Yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trong SGK, sách bài tập và bài tập
giáo viên giao thêm.
Giáo viên soạn bài chỉ dựa vào sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ
năng mà ít liên hệ với thực tế.
Dạy học theo phương pháp truyền thống: thầy giảng, trò ghi. Chúng tôi
dạy theo từng bài để đảm bảo lý thuyết cơ bản cho học sinh. Sau mỗi bài chúng tôi cho bài tập tự luận cho học sinh để củng cố kiến thức. Sau đó chúng tôi trắc nghiệm hóa những bài tập tự luận chỉ cốt sao có đáp án đúng, những phương án còn lại nhiễu ngẫu nhiên. Trong những tiết ôn tập phát bài cho học sinh làm. Trên lớp chữa bài cho học sinh bằng cách: các câu mức độ nhận biết và thông hiểu yêu cầu các em xem gợi ý đáp án, giáo viên có bổ sung thêm thông tin nếu cần, các câu hỏi ở mức Vận dụng hoặc Vận dụng cao giáo viên chữa cụ thể, chi tiết, lật đi lật lại vấn đề để khắc sâu kiến thức cho học sinh.