- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN Rèn luyện tư duy thuật giải thông qua dạy học giải toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cho học sinh lớp 12 trường THPT Mường Nhé được soạn dưới dạng file word gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT
1.1 Sự cần thiết
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV ban hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa VII,1993) đã khẳng định rõ:
Mục tiêu giáo dục – đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Về phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Tư duy thuật giải (TDTG) có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông đặc biệt trong dạy học toán. Trong môn toán, có nhiều dạng toán được giải quyết nhờ thuật giải. Trong thực tế giảng dạy những bài toán, những dạng toán có thuật giải, có quy tắc giải, có sự phân chia thành các bước để giải thì học sinh dễ tiếp thu lĩnh hội. Thông qua các bước hoạt động, yêu cầu bài toán được giảm dần phù hợp với khả năng của học sinh, nó là định hướng để học sinh giải quyết bài toán đó.
Qua việc tìm tòi thuật giải, quy tắc tựa thuật giải để giải từng bài toán, từng dạng toán, nó thúc đẩy sự phát triển các thao tác trí tuệ khác cho học sinh như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa… Hơn nữa, nó còn hình thành cho học sinh những phẩm chất chất trí tuệ như: Tính cẩn thận chi tiết, tính linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo, kích thích sự ham muốn khám phá… Các phẩm chất tốt đẹp của người lao động như: Tính ngăn nắp cẩn thận, tính kỷ luật, ý thức tìm giải pháp tối ưu khi giải quyết công việc… Mặt khác qua đó từng bước giúp học sinh thích nghi được yêu cầu của xã hội, của đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của con người mới trong nền sản xuất tự động hóa và bối cảnh công nghệ thông tin, tin học đang có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tuy nhiên ở trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề rèn luyện TDTG chưa được quan tâm đúng mức, nó chỉ diễn ra một cách tự phát, chưa có sự chỉ đạo và tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện. Do đó, giáo viên chưa biết cách khai thác các tình huống, các nội dung dạy học nhằm rèn luyện TDTG cho học sinh.
Cực trị nói chung và các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất nói riêng là những nội dung cơ bản của hàm số đồng thời là vấn đề toán học quan trọng trong trường phổ thông. Nội dung này rất đa dạng, phong phú có mặt đầy đủ ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, THPT và cao hơn nữa. Nó thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên ở trường phổ thông, việc giải các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là giáo viên và học sinh chưa biết cách khai thác, xây dựng các thuật giải và các quy tắc tựa thuật giải để giải quyết dạng toán này.
Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: Rèn luyện tư duy thuật giải thông qua dạy học giải toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cho học sinh lớp 12 trường THPT Mường Nhé.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT | Viết đầy đủ | Viết tắt |
1 | Trung học phổ thông | THPT |
2 | Học sinh | HS |
3 | Giáo viên | Gv |
4 | Giá trị lớn nhất | GTLN |
5 | Giá trị nhỏ nhất | GTNN |
6 | Đối chứng | ĐC |
7 | Thí nghiệm | TN |
MỤC LỤC
MỤC LỤC | Trang 2 | |
NỘI DUNG GIẢI PHÁP | 3 | |
1. | Mục đích, sự cần thiết | 4 |
2. | Phạm vi triển khai thực hiện | 4 |
3. | Nội dung | 4 |
3.1 | Tình trạng giải pháp | 5 |
3.2. | Rèn luyện tư duy thuật giải thông qua dạy học giải toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cho học sinh lớp 12 trường THPT Mường Nhé | 7 |
3.3 | Khả năng áp dụng | 27 |
3.4 | Hiệu quả | 27 |
3.5 | Phạm vi ảnh hưởng | 29 |
3.6 | Kiến nghị đề, đề xuất | 29 |
NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT
1.1 Sự cần thiết
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV ban hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa VII,1993) đã khẳng định rõ:
Mục tiêu giáo dục – đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp, qua đó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Về phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Tư duy thuật giải (TDTG) có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông đặc biệt trong dạy học toán. Trong môn toán, có nhiều dạng toán được giải quyết nhờ thuật giải. Trong thực tế giảng dạy những bài toán, những dạng toán có thuật giải, có quy tắc giải, có sự phân chia thành các bước để giải thì học sinh dễ tiếp thu lĩnh hội. Thông qua các bước hoạt động, yêu cầu bài toán được giảm dần phù hợp với khả năng của học sinh, nó là định hướng để học sinh giải quyết bài toán đó.
Qua việc tìm tòi thuật giải, quy tắc tựa thuật giải để giải từng bài toán, từng dạng toán, nó thúc đẩy sự phát triển các thao tác trí tuệ khác cho học sinh như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa… Hơn nữa, nó còn hình thành cho học sinh những phẩm chất chất trí tuệ như: Tính cẩn thận chi tiết, tính linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo, kích thích sự ham muốn khám phá… Các phẩm chất tốt đẹp của người lao động như: Tính ngăn nắp cẩn thận, tính kỷ luật, ý thức tìm giải pháp tối ưu khi giải quyết công việc… Mặt khác qua đó từng bước giúp học sinh thích nghi được yêu cầu của xã hội, của đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của con người mới trong nền sản xuất tự động hóa và bối cảnh công nghệ thông tin, tin học đang có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tuy nhiên ở trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề rèn luyện TDTG chưa được quan tâm đúng mức, nó chỉ diễn ra một cách tự phát, chưa có sự chỉ đạo và tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện. Do đó, giáo viên chưa biết cách khai thác các tình huống, các nội dung dạy học nhằm rèn luyện TDTG cho học sinh.
Cực trị nói chung và các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất nói riêng là những nội dung cơ bản của hàm số đồng thời là vấn đề toán học quan trọng trong trường phổ thông. Nội dung này rất đa dạng, phong phú có mặt đầy đủ ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, THPT và cao hơn nữa. Nó thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên ở trường phổ thông, việc giải các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là giáo viên và học sinh chưa biết cách khai thác, xây dựng các thuật giải và các quy tắc tựa thuật giải để giải quyết dạng toán này.
Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: Rèn luyện tư duy thuật giải thông qua dạy học giải toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cho học sinh lớp 12 trường THPT Mường Nhé.