SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10, 11, 12 SINH LỚP 12 - BAN CƠ BẢN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là “ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”.

Tuy nhiên, trong thực tiễn việc dạy học ngày nay gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết thầy cô giáo đều mang tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình để đầu tư vào giảng dạy với mong muốn là học sinh của mình sẽ đạt được kết quả học tập tốt, đạo đức tốt để sau này phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhưng ngược lại, kết quả học tập của học sinh chưa cao, ít tiến bộ, thậm chí có em sức học ngày càng sa sút. Có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả này, nhưng hầu hết đều cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến học tập của các em:

- Ý thức tự học tập, khả năng chủ động tiếp thu kiến thức của các em kém, bị trào lưu chơi game, phim ảnh không lành mạnh tác động tiêu cực.

- Chương trình học còn nặng nề, ôm đồm về mặt kiến thức. Xét riêng chương trình sinh học của lớp 12 bao gồm 3 phần chính: di truyền; tiến hóa; sinh thái; nếu trước đây lượng kiến thức này học sinh được học cả ở lớp 11 thì nay chỉ gói gọn trong lớp 12. Đặc biệt phần di truyền lượng kiến thức về mặt lí thuyết nhiều, phân phối chương trình dành cho tiết bài tập không có học sinh chỉ có chút ít kiến thức phần tế bào ở lớp 10, còn kiến thức lớp 9 hầu như không nhớ.

- Phương pháp dạy học chưa đáp ứng được nội dung sách giáo khoa. Hiện nay hầu hết các giáo viên đều chủ động tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng học sinh không phải giáo viên nào cũng làm tốt. Thực tế tham gia giảng dạy môn sinh lớp 12 một số năm, tôi nhận thấy đối với phần di truyền mà đặc biệt là phần các qui luật di truyền do kiến thức của từng bài dài, khó, trừu tượng lại có phần vận dụng giải bài tập nên sử dụng phương pháp dạy học nhóm hay lạm dụng công nghệ thông tin thường không đáp ứng thời gian, học sinh nắm kiến thức hời hợt. Sử dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các quy luật di truyền đã giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức. Tuy nhiên vận dụng phương pháp này như thế nào cho hiệu quả bởi nếu giáo viên vận dụng không phù hợp sẽ rất dễ đưa học sinh vào kiểu tiếp thu kiến thức thụ động nhàm chán, để tạo hiệu quả tối ưu cho phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu rõ bản chất, các bước tiến hành của phương pháp, nội dung, trọng tâm của từng bài, đối tượng mình cầm truyền thụ, có thể vận dụng đối với cả bài, từng phần hay kết hợp với khai thác công nghệ thông tin hoặc hoạt động nhóm cho hiệu quả. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 - Sinh lớp 12 Ban cơ bản.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1 – Cơ sở lý luận:

1.1 - Bản chất dạy học nêu vấn đề:


a. Khái niệm về dạy học nêu vấn đề:

- Là phương pháp dạy học đưa học sinh vào chính sự tìm tòi có hiệu quả của các nhà khoa học, tức là chuyển hoá sự tìm tòi thành phẩm chất của cá thể học sinh theo con đường tựa như con đường mà loài người đã theo để khám phá, kiếm tìm và đã vật chất hoá các phát minh, phát kiến.

- Đặc trưng của dạy học nêu vấn đề thể hiện ở hai yếu tố thành phần: tình huống có vấn đề và giả thuyết để giải quyết vấn đề.

- Kiểu dạy học nêu vấn đề tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề. Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm...theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.

b - Bản chất tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:

Học sinh trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân loại, đã vấp phải tình huống giữa vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập.

Trong dạy học nêu vấn đề việc tạo ra tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của người dạy, giáo viên tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả học sinh, có tỷ lệ hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết. Vấn đề học tập phải vừa sức cuả học sinh để các em có khả năng giải quyết vấn đề đó. Nếu vấn đề đặt ra cho học sinh quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả.

Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn của phân tử ADN, giáo viên đưa ra tình huống: mối liên kết giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên kết với X, từ đó rút ra một bazơnitric có kích thước lớn (A, G) liên kết với một bazơnitric có kích thước nhỏ ( T, X).

Nếu tình huống này đưa ra cho học sinh lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là tình huống không làm xuất hiện vấn đề học tập ở học sinh, bởi vì những kiến thức của học sinh lớp 9 về hóa học, sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới. Nhưng cũng với tình huống trên đặt ra trước học sinh lớp 12 thì sẽ là tình huống có vấn đề. Một số học sinh có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề: Tại sao loại bazơnitric có kích thước lớn A không liên kết với bazơnitric có kích thước nhỏ X và loại G không liên kết với loại T? Tình huống trên giáo viên đưa ra khi học sinh chưa biết bản chất liên kết hidrô giữa các bazơnitric thì bản thân các học sinh cũng không xuất hiện câu hỏi có vấn đề.

1703817034147.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀO GIẢNG DẠY BÀI 10, 11, 12 SINH LỚP 12 - B...doc
    239 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm biện pháp rèn học sinh yếu sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe học sinh sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh yếu sáng kiến kinh nghiệm duy trì sĩ số học sinh sáng kiến kinh nghiệm giải bài tập sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn toán sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt từ vựng sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh nghèo sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh nghèo violet sáng kiến kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm hạn chế học sinh bỏ học sáng kiến kinh nghiệm học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm lấy học sinh làm trung tâm sáng kiến kinh nghiệm môn sinh sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 12 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 8 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thcs sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thpt sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học trung học phổ thông sáng kiến kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý hồ sơ học sinh sáng kiến kinh nghiệm quản lý học sinh bán trú sáng kiến kinh nghiệm quản lý học sinh nội trú sáng kiến kinh nghiệm rèn học sinh chưa ngoan sáng kiến kinh nghiệm sinh 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh 8 sáng kiến kinh nghiệm sinh học sáng kiến kinh nghiệm sinh học 11 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 12 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 6 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 8 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 8 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 sáng kiến kinh nghiệm sinh học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm sinh học thcs sáng kiến kinh nghiệm sinh học thpt sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh sáng kiến kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi sáng kiến kinh nghiệm về học sinh khuyết tật
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top