Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6,7,8,9 KHỐI THCS

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,306
Điểm
113
tác giả
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG LỢI ÍCH TỪ VI KHUẨN TRONG DẠY HỌC STEM LỚP 6 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG LỢI ÍCH TỪ VI KHUẨN
TRONG DẠY HỌC STEM















Năm học: 2023 - 2024

Chuyên đề: ỨNG DỤNG LỢI ÍCH TỪ VI KHUẨN TRONG DẠY HỌC STEM

PHẦN MỞ ĐẦU​

Lý do chọn chuyên đề​

Ngày nay để theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì việc nâng cao kiến thức về khoa học tự nhiên cho học sinh là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc rèn luyện nhằm phát triển năng lực học sinh về kĩ năng thực hành, vận dụng, trải nghiệm không thể thiếu trong chương trình học.
Giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Giáo dục phổ thông hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh là một trong những tư tưởng đổi mới chủ đạo của giáo dục và đào tạo Việt Nam. Đối với giáo dục phổ thông, tư tưởng này được thể hiện đầy đủ và toàn diện trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có nhiều phương thức để phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, trong đó giáo dục STEM là một trong những phương thức phù hợp và có hiệu quả cao.
Chính vì những lí do trên tôi đã chọn viết chuyên đề: “Ứng dụng lợi ích từ vi khuẩn trong dạy học STEM”.

Phạm vi và đối tượng thực hiện​

Phạm vi nghiên cứu: Được áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 6, 7, 8 ở các trường THCS.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS .......................

Mục đích của chuyên đề​

Khi triển khai các bài dạy STEM, tôi mong muốn học sinh được hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen với hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

PHẦN NỘI DUNG​

Một số khái niệm cơ bản về giáo dục STEM​


STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, đề cập tới STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học; chú trọng đến dạy học các môn học STEM theo tiếp cận tích hợp liên môn, gắn với thực tiễn, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

Khoa học​

Khoa học (science), trong ngữ cảnh STEM được hiểu là khoa học tự nhiên, là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự vật, hiện tượngquy luật tự nhiên, dựa trên những bằng chứng rõ ràng có được từ quan sát và thực nghiệm. Khoa học tự nhiên có thể được chia thành bốn lĩnh vực gồm vật lí (physics), hóa học (chemistry), thiên văn học và khoa học Trái đất (astronomy and earth science), và sinh học (biology). Ba lĩnh vực đầu thuộc về khoa học về vật chất (physical science), còn sinh học thì thuộc khoa học về sự sống (life science).
Vật lí học: Là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản nhất của vật chất và tương tác giữa chúng. Vật lí học liên hệ mật thiết với toán học và các môn khoa học tự nhiên khác, cung cấp cơ sở cho kĩ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, vật lí học đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thế giới quan khoa học.
Hóa học: Là ngành khoa học nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hóa học là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hóa học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Sinh học: Là ngành khoa học nghiên cứu sự sống và sinh vật sống, bao gồm cấu trúc vật chất, quá trình hóa học, tương tác phân tử, cơ chế sinh lý, sự phát triển và tiến hóa của sinh vật. Có nhiều nhánh nghiên cứu sinh học như: Hóa sinh học; Thực vật học; Động vật học; Sinh học tế bào; Sinh thái học; Tiến hóa; Di truyền học; Sinh học phân tử; Sinh lý học;...
Thiên văn học: Là khoa học nghiên cứu các thiên thể và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ. Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lí, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất.
Khoa học Trái đất: Bao gồm tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên liên quan đến hành tinh Trái Đất. Đây là một nhánh của khoa học liên quan đến cấu tạo của trái đất và bầu khí quyển của nó. Khoa học trái đất nghiên cứu về các đặc điểm vật

lí của hành tinh của loài người, từ động đất đến hạt mưa, và từ lũ lụt đến hóa thạch. Khoa học Trái đất bao gồm bốn nhánh nghiên cứu chính là thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, và sinh quyển, mỗi nhánh lại được chia nhỏ thành các lĩnh vực chuyên biệt hơn.

Kĩ thuật​

Kĩ thuật (engineerning) là lĩnh vực khoa học sử dụng các thành tựu của toán học, khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới. Nhờ có kĩ thuật, các nguyên lí khoa học được ứng dụng trong thực tiễn biểu hiện qua các thiết bị, máy móc hay hệ thống phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống.

Công nghệ​

Công nghệ (technology) là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề, thường có nhiều công nghệ khác nhau và được phân biệt bởi mức độ hiện đại của công nghệ. Với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, công nghệ liên tục được đổi mới hướng tới mục tiêu phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, của kinh tế, xã hội.
Công nghệ có thể được phân loại theo lĩnh vực khoa học (công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,...), theo lĩnh vực kĩ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng, công nghệ vận tải,...) tương ứng hay công nghệ gắn với những hoạt động, đối tượng cụ thể (công nghệ trồng cây trong nhà kính, công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano,...).
Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, công nghệ luôn luôn là yếu tố có tính chất dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển của kinh tế, xã hội. Khi sự đột phá về công nghệ tác động sâu sắc và toàn diện tới mọi mặt đời sống của xã hội, đó là thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp. Ngày nay, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D là những công nghệ đột phá, và là nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Toán học​

Toán học (mathematics) là một ngành nghiên cứu trừu tượng về cấu trúc, trật tự và quan hệ, được phát triển từ các thực hành cơ bản như đếm, đo lường và mô tả hình dạng của các vật thể. Toán học còn liên quan đến lí luận logic và tính toán định lượng. Vì vậy, khi nói đến Toán học, người ta nói đến các mô hình toán học. Chính các mô hình này giúp biểu diễn và phân tích hầu hết các đối tượng trong thế giới vật chất. Toán học đóng vai trò công cụ nền tảng cho các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Các phương pháp dạy học kết hợp dạy học STEM:​

Dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo chủ đề,…

Một số hình thức tổ chức giáo dục STEM​

Dạy học các môn khoa học theo bài dạy STEM
Bài dạy STEM (bài học theo chủ đề STEM) là quá trình dạy học dưới sự tổ chức của giáo viên, học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập trong một không gian, thời gian cụ thể để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng trong các lĩnh vực STEM, góp phần hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Nội dung bài dạy STEM gồm:

Bài dạy STEM khoa học​

Bài dạy STEM khoa học bao gồm 5 hoạt động chính. Đó là các hoạt động:
(1) Xác định vấn đề khoa học, đề xuất giả thuyết khoa học; (2) Thiết kế thực nghiệm kiểm chứng; (3) Lựa chọn phương án thực nghiệm; (4) Tổ chức thực nghiệm, thảo luận kết quả; (5) Báo cáo, đánh giá và điều chỉnh.

Bài dạy STEM kĩ thuật​

Cấu trúc bài dạy STEM kĩ thuật gồm 5 hoạt động chính. Đó là các hoạt động: (1) Xác định vấn đề thiết kế, chế tạo; (2) Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế; (3) Lựa chọn giải pháp thiết kế; (4) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá; (5) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh.
Trong bài dạy STEM, thường có hai sản phẩm học tập đặc trưng là bản thiết kế và sản phẩm chế tạo (gọi chung là sản phẩm hay sản phẩm STEM) bên cạnh các sản phẩm học tập thông thường như phiếu học tập đã hoàn thành, kết quả thảo luận trên bảng nhóm, bài trình chiếu, poster...
Ví dụ 1: RAU CỦ MUỐI CHUA (lên men các loại rau củ quả)
Hoạt động 1. Xác định yêu cầu làm sản phẩm
  • Học sinh nêu được yêu cầu “Lên men lactic” theo các tiêu chí: giòn, thơm, có độ chua vừa phải. Vận dụng kiến thức về lên men và thuyết minh thiết kế.
  • Mô tả và giải thích được quá trình lên men. Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế làm sản phẩm muối chua.
  • Cách thức tổ chức:
+ GV đặt câu hỏi về nguyên liệu, thành phần chính, tỉ lệ; sản phẩm chứa những vi khuẩn có lợi, lợi ích sản phẩm muối chua, màu sắc, mùi vị.
+ HS thảo luận theo 4 nhóm trả lời các câu hỏi (câu trả lời ứng với từng sản phẩm mà các nhóm được phân công).
Nhóm 1: Cà muối Nhóm 2: Giá hẹ muối Nhóm 3: Dưa cải muối Nhóm 4: Sung muối
+ Các nhóm báo cáo kết quả. GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá chung về sản phẩm của mỗi nhóm.​

Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức trọng tâm và xây dựng bản thiết kế​


Học sinh hình thành kiến thức mới về qui trình lên men; đề xuất được giải pháp làm sản phẩm muối chua.

Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau: Công nghệ lớp 6: Các phương pháp chế biến thực phẩm. KHTN 6: Lên men. Toán 6: Tỉ lệ phần trăm.

Cách thức tổ chức

+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện: Nghiên cứu

1711954830003.png
1711954838869.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---CHUYEN DE CUM - KHTN6 STEM.docx
    232.3 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập trắc nghiệm khtn 6 bài tập trắc nghiệm môn khtn 6 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 2 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 8 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 bài 9 câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 cánh diều câu hỏi trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức câu hỏi trắc nghiệm môn khtn 6 chuyên đề khtn 6 chuyên đề môn khtn 6 giải khtn 6 cánh diều giải khtn 6 chân trời sáng tạo giải khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 giải khtn 6 kết nối tri thức giải khtn 6 vnen giáo án khtn 6 phần hóa học giáo án khtn 6 phần sinh học giáo an khtn 6 phần vật lý khtn 6 bài 11 khtn 6 bài 11 oxygen không khí khtn 6 bài 12 một số vật liệu khtn 6 bài 13 khtn 6 bài 14 hô hấp ở cây xanh khtn 6 bài 15 khtn 6 bài 16 hỗn hợp các chất khtn 6 bài 19 khtn 6 bài 19 chân trời sáng tạo khtn 6 bài 20 khtn 6 bài 20 chân trời sáng tạo khtn 6 bài 11 chân trời sáng tạo khtn 6 bai 20 dong vat co xuong song khtn 6 bài 9 oxygen khtn 8 bài 6 oxit khtn 6 bài tập chủ đề 3 và 4 khtn 6 bài tập chủ đề 7 khtn 6 bài tập chủ đề 8 khtn 6 bài tập chủ đề 9 và 10 khtn 6 cánh diều khtn 6 cánh diều bài 12 khtn 6 cánh diều bài 3 khtn 6 cánh diều bài 7 khtn 6 cánh diều trang 43 khtn 6 chân trời sáng tạo khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 15 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 17 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 20 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 22 khtn 6 chân trời sáng tạo bài 8 khtn 6 giải khtn 6 hỗn hợp khtn 6 kết nối tri thức khtn 6 kết nối tri thức bài 10 khtn 6 kết nối tri thức bài 11 khtn 6 kết nối tri thức bài 23 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 10 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 12 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 20 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 23 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 24 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống bài 25 khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống pdf khtn 6 kntt khtn 6 là gì khtn 6 làm sữa chua khtn 6 loigiaihay khtn 6 lực là gì khtn 6 lực ma sát khtn 6 lực và biểu diễn lực khtn 6 mới khtn 6 một số lương thực thực phẩm khtn 6 một số nguyên liệu khtn 6 một số nhiên liệu khtn 6 một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp khtn 6 một số vật liệu thông dụng khtn 6 nấm khtn 6 nguyên liệu khtn 6 nguyên sinh vật khtn 6 olm khtn 6 oxygen khtn 6 oxygen và không khí khtn 6 pdf khtn 6 sách bài tập khtn 6 sách cánh diều khtn 6 sách chân trời sáng tạo khtn 6 sách chân trời sáng tạo bài 22 khtn 6 sbt khtn 6 sinh khtn 6 sự đa dạng của chất khtn 6 tế bào khtn 6 trang 43 khtn 6 trang 65 khtn 6 trang 80 khtn 6 trang 83 khtn 6 trang 85 khtn 6 trang 89 khtn 6 trang 96 khtn 6 vi khuẩn khtn 6 vi khuẩn chân trời sáng tạo khtn 6 vietjack khtn 6 violet khtn 6 virus khtn 6 virus và vi khuẩn khtn 6 vnen khtn lớp 6 khtn 6 đo nhiệt độ khtn 6 đo thời gian khtn hóa 6 khtn lớp 6 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 oxygen khtn lớp 6 vnen ma trận đề khtn 6 on tập chủ đề 2 khtn 6 violet ôn tập chủ đề 4 khtn 6 violet ppct khtn 6 ppct khtn 6 cánh diều ppct khtn 6 kết nối tri thức ppct khtn 6 sách chân trời sáng tạo sách khtn 6 mới trắc nghiệm khtn 6 trắc nghiệm khtn 6 bài 15 trắc nghiệm khtn 6 bài 17 trắc nghiệm khtn 6 bài 18 trắc nghiệm khtn 6 bài 19 trắc nghiệm khtn 6 bài 20 trắc nghiệm khtn 6 bài 3 trắc nghiệm khtn 6 bài 7 trắc nghiệm khtn 6 bài 8 trắc nghiệm khtn 6 cánh diều trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 10 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 17 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 20 trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo bài 9 trắc nghiệm khtn 6 chủ đề 3 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức bài 12 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức bài 13 trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức phần vật lý trắc nghiệm khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống trắc nghiệm khtn 6 kntt trắc nghiệm khtn 6 sách cánh diều trắc nghiệm khtn 6 violet trắc nghiệm module 3 khtn đề cương khtn 6 đề cương khtn 6 cánh diều đề cương khtn 6 chân trời sáng tạo đề cương khtn 6 giữa học kì 1 đề cương khtn 6 giữa kì 2 đề cương khtn 6 học kì 1 đề cương khtn 6 kết nối tri thức đề cương khtn 6 kết nối tri thức kì 2 đề cương khtn lớp 6 đề cương khtn lớp 6 cuối kì 1 đề cương khtn lớp 6 giữa kì 1 đề cương môn khtn 6 đề cương môn khtn 6 giữa kì 2 đề cương on tập khtn 6 học kì 1 đề cương ôn tập khtn 6 học kì 2 đề khoa học tự nhiên lớp 6 đề khoa học tự nhiên lớp 6 cuối kì 1 đề khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 1 đề khoa học tự nhiên lớp 6 học kì 2 đề khtn 2021 đề khtn 6 đề khtn 6 cuối kì 1 đề khtn 6 cuối kì 2 đề khtn 6 giữa kì 1 đề khtn 6 giữa kì 2 đề khtn 6 kì 2 đề khtn lớp 6 đề khtn lớp 6 cuối kì 1 đề khtn lớp 6 cuối kì 2 cánh diều đề khtn lớp 6 kì 2 đề kiểm tra học kì 1 khtn 6 violet đề kiểm tra khtn 6 chân trời sáng tạo violet đề kiểm tra khtn 6 học kì 2 đề kiểm tra môn khtn 6 đề thi giữa kì khtn 6 cánh diều đề thi giữa kì khtn 6 kết nối tri thức đề thi khoa học tự nhiên 6 cánh diều đề thi khoa học tự nhiên 6 cuối kì 1 đề thi khtn 6 đề thi khtn 6 cánh diều đề thi khtn 6 chân trời sáng tạo đề thi khtn 6 cuối kì 1 đề thi khtn 6 cuối kì 2 đề thi khtn 6 giữa kì 1 đề thi khtn 6 giữa kì 2 đề thi khtn 6 giữa kì 2 cánh diều đề thi khtn 6 hk2 đề thi khtn 6 học kì 1 đề thi khtn 6 học kì 2 đề thi khtn 6 kết nối tri thức đề thi khtn lớp 6 giữa học kì 1 đề thi khtn lớp 6 học kì 1 đề thi khtn lớp 6 học kì 2 đề thi khtn lớp 6 năm 2021 đề thi môn khtn 6 giữa kì 1 đề thi môn khtn 6 giữa kì 2 đề thi môn khtn lớp 6 cuối học kì 1 đề trắc nghiệm khtn 6 đề trắc nghiệm khtn 6 chân trời sáng tạo
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,149
    Thành viên mới nhất
    Tran Thanh Vinh

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top