Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,065
Điểm
48
tác giả
[SKKN ĐỊA LÝ 12] RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ CHO HỌC VIÊN LỚP 12 – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực của học viên thì việc sử dụng thiết bị dạy học là không thể thiếu. Đối với học viên lớp 12, Atlat địa lí Việt Nam (Atlat) là một phương tiện dạy và học rất cần thiết và quan trọng. Trong điều kiện trang bị bản đồ của Trung tâm còn thiếu thốn, Atlat không chỉ có tác dụng minh hoạ nội dung bài học mà còn là nguồn cung cấp kiến thức mới cho học tập trong nhà trường, trong học tập và cả trong lao động sản xuất.

Atlat giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học viên tự học, tự nghiên cứu, chuyển từ ghi nhớ máy móc sang học hiểu, đặc biệt đối với các môn thuộc khối Khoa học Xã hội, học viên sợ nhất là lượng kiến thức cần phải học thuộc. Riêng đối với môn Địa lí, nếu sử dụng thành thạo Atlat, học viên sẽ giảm được rất nhiều lượng kiến thức phải ghi nhớ như là sự phân bố, tình hình phát triển các đối tượng địa lí và đặc biệt là các số liệu thống kê.

Dù vậy, học viên có khai thác được lượng kiến thức có sẵn từ Atlat hay không mới là vấn đề quan trọng. Sau mỗi lần chấm bài kiềm tra, kể cả chấm thi Tốt nghiệp THPT, tôi không khỏi băn khoăn khi thấy phần lớn học viên sử dụng Atlat không hiệu quả. Vì vậy, với đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí cho học viên lớp 12 - Giáo dục thường xuyên”, tôi rèn luyện cho học viên từng bước khai thác kiến thức từ Atlat, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, giúp học viên yêu thích môn học và học tập hiệu quả hơn.



II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lý luận:


Như đã đề cập, Atlat được coi là một công cụ không thể thiếu để dạy và học chương trình địa lí lớp 12. Hiện nay, Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục được in ấn với nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng (bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh.v.v…), màu sắc đẹp. Atlat bổ sung kênh hình cho Sách giáo khoa, là phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với học viên trong việc học tập địa lí Việt Nam.

Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat giúp học viên lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền. Cách học tập tích cực, chủ động giúp học viên nắm kiến thức, trau dồi phương pháp học tập, nghiên cứu, phát triển tư duy địa lí và nâng cao được năng lực trí tuệ nói chung.

Tuy nhiên ngoài quyển “Hướng dẫn ôn tập Địa lí lớp 12” của Bộ Giáo dục Đào tạo phát hành có hướng dẫn sơ lược, còn chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Atlat, học viên khi tiếp xúc với Atlat vẫn còn mơ hồ không biết sử dụng ra sao. Về phía học viên Giáo dục thường xuyên còn gặp phải nhiều khó khăn, đa số vừa học vừa làm, thời gian nghiên cứu, tự học không nhiều, lại nhanh quên. Hầu như tất cả các em chưa được tiếp xúc nhiều với các loại bản đồ, kĩ năng đọc và phân tích bản đồ cũng như đọc hiểu bảng số liệu, biểu đồ còn nhiều hạn chế.

Trong cấu trúc đề kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp THPT, riêng câu hỏi dành cho kĩ năng sử dụng Atlat đã chiếm 2 điểm, chưa kể đến học viên có thể dùng Atlat cho các câu hỏi khác. Vì vậy, việc sử dụng Atlat không hiệu quả là một thiệt thòi lớn đối với học viên.

Dưới đây là số liệu thống kê bài kiểm tra khi chưa thực hiện đề tài:

Đề bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy kể tên các dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc.

Thực hiện tại hai lớp 12N1 và 12N2 năm học 2011-2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 52.

Kết quả thu được: có 3 học viên kể đúng tên các dạng địa hình dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên của hai vùng núi trên; 21 học viên còn nhầm lẫn giữa dãy núi và đỉnh núi; 25 học viên xác định không đúng giới hạn của vùng, kể luôn cả hai cao nguyên của nước Lào là Xiêng Khoảng và Hủa Phan; kể tên các đỉnh núi của hai vùng trên còn lẫn lộn với nhau.

Đề bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, anh chị hãy nêu sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên theo bảng sau:

Cây công nghiệp
Tỉnh
Cà phê
Chè
Cao su
Tiêu
Thực hiện tại hai lớp 12C1 và 12C2 năm học 2011-2012 với tổng số học viên tham gia làm bài là 79.

Kết quả thu được như sau: 9 học viên xác định đúng yêu cầu; số còn lại không phân biệt được tên tỉnh và các địa danh khác trong tỉnh ví dụ như sự phân bố cà phê, học viên trình bày có cả Buôn Ma Thuột, Pleiku, Di Linh…

Qua đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng Atlat tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự không phải như vậy. Vì vậy rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học viên là nội dung cần thiết trong suốt quá trình dạy học.

1703640499309.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---[SKKN ĐỊA LÝ 12] RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ CHO HỌC VIÊN LỚP 12 – GIÁO D...doc
    189 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm cấp xã phường sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề sáng kiến kinh nghiệm dạy lịch sử địa phương sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm giáo dục địa phương sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thcs sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thcs sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thpt sáng kiến kinh nghiệm môn sử sáng kiến kinh nghiệm môn địa sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 8 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý hay nhất sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thpt sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa thpt sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy học địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi địa lý sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý đất đai sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm về to chức trò chơi sáng kiến kinh nghiệm địa sáng kiến kinh nghiệm địa chính xã sáng kiến kinh nghiệm địa lí 10 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí khối 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý sáng kiến kinh nghiệm địa lý 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lý 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lý hay sáng kiến kinh nghiệm địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến quản lý đất đai sáng kiến trong giáo dục đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thcs đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thpt
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,244
    Bài viết
    37,713
    Thành viên
    140,010
    Thành viên mới nhất
    Tranduylan

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top