Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN MÔN VẬT LÝ 12] CHUYÊN ĐỀ SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, khi mà hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì yêu cầu về việc nhận dạng để giải nhanh và tối ưu các câu trắc nghiệm, đặc biệt là các câu trắc nghiệm định lượng là rất cần thiết để có thể đạt được kết quả cao trong kì thi. Vì vậy, tuy chương II “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” là tương đối ngắn nhưng các dạng bài tập cũng đa dạng không kém các chương khác. Chính vì vậy nếu chúng ta không có phương pháp giải cụ thể cho các bài tập dạng này thì học sinh sẽ không nắm vững kiến thức và làm bài đạt kết quả tốt.
Tôi viết chủ đề này hy vọng rằng học sinh Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn bộ học sinh khối 12 có thể tham khảo để các em có thể hiểu rõ hơn về chương II “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận :
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trì tuệ học sinh. Vì thế đòi hỏi người giáo viên và học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lý nhằm giúp học sinh vận dụng được những kiến thức để tự giải quyết được những bài tập cụ thể, giúp phát triển tư duy và óc sáng tạo của học sinh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện chuyên đề :
A.LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. Sóng cơ học
1. Định nghĩa và các đặc điểm của sóng cơ học
Sóng cơ học là các dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
Một đặc điểm quan trọng của sóng là sóng truyền trong một môi trường thì các phần tử môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của chúng mà không chuyển dời theo sóng, chỉ có pha dao động của chúng được truyền đi.
2. Phân loại
Gồm sóng dọc và sóng ngang:
3. Các đại lượng đặc trưng cho sóng
Chu kỳ T của sóng là chu kỳ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua và bằng chu kỳ dao động của nguồn sóng.
Tần số f của sóng là tần số dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua.
Biên độ sóng A tại một điểm là biên độ dao động của phần tử vật chất tại điểm đó khi sóng truyền qua.
Vận tốc truyền sóng v là vận tốc truyền pha dao động. Chính là quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian. Trong một môi trường xác định v = const.
Bước sóng λ là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha. Bước sóng cũng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, khi mà hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì yêu cầu về việc nhận dạng để giải nhanh và tối ưu các câu trắc nghiệm, đặc biệt là các câu trắc nghiệm định lượng là rất cần thiết để có thể đạt được kết quả cao trong kì thi. Vì vậy, tuy chương II “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” là tương đối ngắn nhưng các dạng bài tập cũng đa dạng không kém các chương khác. Chính vì vậy nếu chúng ta không có phương pháp giải cụ thể cho các bài tập dạng này thì học sinh sẽ không nắm vững kiến thức và làm bài đạt kết quả tốt.
Tôi viết chủ đề này hy vọng rằng học sinh Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn bộ học sinh khối 12 có thể tham khảo để các em có thể hiểu rõ hơn về chương II “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận :
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trì tuệ học sinh. Vì thế đòi hỏi người giáo viên và học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lý nhằm giúp học sinh vận dụng được những kiến thức để tự giải quyết được những bài tập cụ thể, giúp phát triển tư duy và óc sáng tạo của học sinh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện chuyên đề :
Chủ đề 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ. SÓNG ÂM
A.LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. Sóng cơ học
1. Định nghĩa và các đặc điểm của sóng cơ học
Sóng cơ học là các dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
Một đặc điểm quan trọng của sóng là sóng truyền trong một môi trường thì các phần tử môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của chúng mà không chuyển dời theo sóng, chỉ có pha dao động của chúng được truyền đi.
2. Phân loại
Gồm sóng dọc và sóng ngang:
Sóng ngang: là sóng có phương dao động của các phần tử mội trường vuông góc với phương truyền sóng. Ví dụ: Sóng trên mặt nước | Sóng dọc: là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. Ví dụ: Sóng âm, sóng trong lòng nước, sóng nén dãn dọc theo một lò xo. |
Chu kỳ T của sóng là chu kỳ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua và bằng chu kỳ dao động của nguồn sóng.
Tần số f của sóng là tần số dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua.
Biên độ sóng A tại một điểm là biên độ dao động của phần tử vật chất tại điểm đó khi sóng truyền qua.
Vận tốc truyền sóng v là vận tốc truyền pha dao động. Chính là quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian. Trong một môi trường xác định v = const.
Bước sóng λ là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha. Bước sóng cũng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ.