Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,306
Điểm
113
tác giả
Giáo án tăng cường lớp 2 kết nối tri thức CHƯƠNG TRÌNH MỚI CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án tăng cường lớp 2 kết nối tri thức về ở dưới.
TUẦN 1


Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Giáo viên bộ môn soạn dạy





TOÁN

ÔN LUYỆN

I.Yêu cầu cần đạt:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.

- Đọc, viết và xếp theo thứ tự các số đến 100.

- Năng lực: Phát triển năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Có tính tính cẩn thận khi làm bài

- YC riêng: HS đọc được các số trong phạm vi 20.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: bảng phụ.

- HS: VBT

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động:
- GV giới thiệu vào bài học, ghi bài
2. Luyện tập
Bài 1. ( Trang 5 VBT)
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Đề bài yêu cầu làm gì?
+ Hàng thứ nhất có mấy hàng 1 chục quả táo và có mấy quả táo rời?
+ Ghi mấy chục vào cột chục? Ghi mấy vào cột đơn vị.
+ Số gồm 2 chục và 5 đơn vị là số bao nhiêu?
+ Nêu cách đọc số 25.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT







- GV gọi HS nhận xét.
- GV chốt đáp án đúng
- GV hỏi: Dựa vào đâu để làm tốt BT1?
=>GV kết luận: Cần nắm vững cấu tạo số để đọc và viết được chính xác
Bài 2.(Tr 5 VBT)
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV tổ chức thành trò chơi: Tiếp sức.
- GV giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức chơi.




- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.
Bài 3.(Tr 6 VBT).
- GV yêu cầu HS đọc bài 3.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.










- Chữa bài
Bài 4.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. Các con hãy quan sát các số, so sánh các số để làm bài tập cho đúng.





- GV cho HS báo cáo kết quả của nhóm.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt và chữa đáp án đúng.


- HS ghi vở


- 1HS đọc
- 1, 2 HS trả lời
+ Có 2 hàng 1 chục và 5 quả táo rời.

+ Ghi 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị.

+ Số 25.

+ Hai mươi lăm.
- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe và chữa bài
- HS trả lời: Dựa vào cách đọc và viết số có hai chữ số.
- HS lắng nghe.


- HS đọc
- HS lắng nghe cách chơi và tham gia chơi.
- HS chơi theo đội, mỗi đội 3 HS.
- Các bạn còn lại làm trọng tài.


- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng theo mẫu trong VBT.
Số gồmViết sốĐọc số
6 chục và 4 đơn vị64Sáu mươi tư
5 chục và 5 đơn vị55Năm mươi lăm
8 chục và 2 đơn vị82Tám mươi hai
9 chục và 1 đơn vị91Chín mươi mốt
- HS nối tiếp nêu đáp án.

- 1 HS đọc
- HS làm việc nhóm 2, quan sát tranh và so sánh các số rồi trả lời câu hỏi. (Một bạn hỏi, một bạn trả lời).
- Đáp án:
a) Tô màu vàng: 59, 47.
b) Tô màu đỏ: 56
Tô màu xanh : 48.
c) 59, 56, 51, 53
- 2 cặp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét và chữa.
- HS theo dõi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có):



THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS đọc đúng các tiếng trong bài.

- HS hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn nhỏ khi dậy sớm để hẹn gặp đàn chim nhỏ.

- Giúp HS hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Phẩm chất: HS yêu quý thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- YC riêng: HS đánh vần đọc được 1 số từ ngữ đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách BT PTNL Tiếng Việt, …

- HS: Sách BT PTNL Tiếng Việt, …

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
*Khởi động:
-
Cho HS hát bài hát Con chim non
- GV hỏi:
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Cảm xúc của em như thế nào sau khi hát bài hát?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc câu
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: rón rén rối rít, sà xuống, ríu ra ríu rít,…
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chờ đợi cuộc hẹn.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến tíu tít.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến cho ăn.
+
Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.
- Mời 1 số nhóm trình bày

- Nhận xét, tuyên dương
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 5 câu hỏi trong sách tr.4.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào Sách BT PTNL Tiếng Việt
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.


- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng đọc.
- Cho HS tự luyện đọc cá nhân
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS đọc đồng thanh


-
HS vỗ tay, hát

- Con chim
- HS trả lời




- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS luyện đọc.

- 4 HS đọc.




- HS thực hiện theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét.


- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: C
C2: Đàn chi, bay thành 1 đường thẳng, tiếng hót véo von.
C3: HS tự viết
C4: B
C5: HS phát biểu. VD: gà trống, ...

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- HS luyện đọc
- 2-3 HS đọc. Lớp nhận xét

- HS đọc
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):







Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022

MĨ THUẬT


CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:


- HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.

- HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.

3. Hình thành phẩm chất:

- HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.

- HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:


- Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)...có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.

- Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 2. Vở bài tập MT 2.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động mở đầu:
- GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng.
- GV giải thích thế nào là tranh và tượng.
- GV giới thiệu chủ đề.
2. Nội dung bài học:
- GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học:
+ Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào?
+ Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu?
- GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá).
- GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.
- GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như:
+ Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ...
+ Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới...
+ Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm...
- GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.
- Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến.
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
- Xem trước bài chủ đề 2
Sĩ số:
- Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc.
- Mở bài học

- HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình


- HS nêu

- HS nêu

- Quan sát, ghi nhớ

- Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì.

- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt.


- Tiếp thu

- Quan sát, ghi nhớ

- Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình.




- Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.

- HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến.


- Lắng nghe, mở rộng kiến thức

- Xem trước bài chủ đề 2
IV. Điều chỉnh sau bài dạy







TIẾNG VIỆT+

ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ, nối đúng câu với tranh tương ứng.

- Viết được 2-3 câu về kì nghỉ hè của mình.

- Năng lực: Giúp HS hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.

- YC riêng: HS nêu được 1 số sự vật trong các bức tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, VBT Tiếng Việt, bảng phụ

- HS: VBT Tiếng Việt, vở li, …

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
*Khởi động:
-
Cho HS nghe bài hát về mùa hè
+ Kể về 1 số hoạt động của em trong kì nghỉ hè.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
Bài 4 (tr.4 – VBT): Nối câu với tranh tương ứng

-GV cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS quan sát tranh, đọc các câu
- YC HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 5 (tr.5 – VBT): Viết 2-3 câu về những ngày hè của em.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS làm vào vở, 1-2 em làm bảng phụ
- GV chữa bài:
- GV nhận xét, tuyên dương HS
+ Khi viết câu cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét
- HS nghe hát
- Nối tiếp kể





- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh , đọc câu
- HS làm bài nhóm đôi
- HS trả lởi
- HS nhận xét



- HS đọc đề bài
- HS viết bài

- HS trình bày bài làm. Các bạn khác góp ý, nhận xét
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):




HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM


HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ : BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có… để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.

- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

- YC riêng: HS tham gia các hoạt động cùng bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách giáo khoa, Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.

- HS: Bút màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
*Khởi động:

- Chơi trò Máy ảnh thân thiện.
- GV hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.
– + GV mời HS chơi theo nhóm bàn.
Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào?
Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào?
- GV cho hs xem một số bức ảnh thật
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Tìm hiểu bản thân

- YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi:
+ Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay… nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi?
+ Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không?
- GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.
*Hoạt động 2: Em muốn thay đổi.
- GV hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý:
+ Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì?
+ Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì?
+ Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa?
GV Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ.
3. Thực hành:
- YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.
+ Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.
- Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.
+ GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp - HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B.
+ Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì?
− GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.
- Gv nhận xét
4. Vận dụng:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn an-bum ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.


- HS quan sát, chơi TC theo HD.
+ 1- 2 nhóm HS lên chơi trước lớp.
( HS có thể thay đổi vai cho nhau)
+ HS nối tiếp nêu









- HS nối tiếp trả lời.

- HS chia sẻ theo nhóm bàn.










- HS thảo luận nhóm 4.
- Chia sẻ trước lớp







- HS lắng nghe.




- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.
- Chia sẻ trước lớp.





- HS thực hiện.
+ 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên





- HS thực hành trước lớp
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.



- HS trả lời
- Ghi nhớ để thực hiện


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2022

ÂM NHẠC


HÁT: DÀN NHẠC TRONG VƯỜN

I. Yêu cầu cần đạt:

* Kiến thức, kĩ năng:

- Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải

- Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Dàn nhạc trong vườn

- Hát rõ lời, đồng đều, biết cách lấy hơi.

- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS bước đầu biết thể hiện bài hát với giọng hát tự nhiên và tư thế phù hợp.

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh và giáo dục tình yêu đối với âm nhạc.

* HSHN : Giúp các em hòa nhập cùng các bạn .

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử, SGV.

- Băng đĩa nhạc, các phương tiện nghe nhìn, thanh phách.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động khởi động.Sĩ số:
- Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn.
- Tổ chức trò chơi em yêu thế giới muôn loài: Phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi: chia lớp làm 4 nhóm, sau đó GV hỏi lần lượt từng nhóm theo tiết tấu sau và từng nhóm trả lời.

Bạn thích con gì.....
2. Hoạt động khám phá
- Giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, nội dung của bài hát: Đông Hải sinh năm 1946 tại Hà Nội, các sáng tác của ông như: Chú bộ đội và cơn mưa, Mưa bóng mây. Bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp với một dàn âm thanh líu lo của các loài chim như Cu Gáy, Vàng Anh, Chích Chòe tạo thành 1 dàn nhạc trong vườn đầy lý thú.
- Hát mẫu (GV trình bày hoặc mở băng đĩa)
- Em hãy nêu cảm nghĩ của mình sau khi nghe bài hát ? (GV có thể gợi mở cho HS trả lời)
- Giáo viên hướng dẫn chia câu, đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu, sau đó nối tiếp các câu cho đến hết bài. Lưu ý lấy hơi đúng cách ở cuối mỗi câu hát.
- Luyện hát theo các hình thức, sửa sai (nếu có)
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- Giáo viên hướng dẫn cách vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp theo các hình thức (cả lớp, nhóm, cá nhân)
- Hướng dẫn HS hát cùng nhạc đệm với các hình thức: đồng ca, tốp ca, đơn ca.... Lưu ý các em hát đúng nhịp, hòa giọng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
? Dàn nhạc trong vườn được cất lên bởi tiếng hót của những chú chim nào? Em hãy mô phỏng lại tiếng hót của những chú chim đó.
4. Hoạt động vận dụng, sáng tạo: Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo tiết tấu.
- Trình chiếu hình tiết tấu và giới thiệu: Hình tiết tấu viết ở nhịp ¾ có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 2 phách nhẹ là bông hoa màu vàng.



- Luyện đọc mẫu hình tiết tấu: 1-2-3/1-2-3/1-2-3
theo các hình thức.
- Hát lại bài hát để kết thúc tiết học.
- GV khen ngợi, động viên HS hoàn thành tốt nội dung bài học, nhắc nhở HS những nội dung cần tập luyện thêm ở nhà.
- Học sinh ngồi ngay ngắn.

- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn.





- Học sinh quan sát, lắng nghe.








- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu cảm nhận của mình sau khi nghe.
- Học sinh đọc lời ca.
- Học sinh học hát theo hướng dẫn.

- Hát theo các hình thức

- Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn.

- Học sinh thực hiện



- Học sinh trả lời.




- Học sinh quan sát, lắng nghe.





- Học sinh thực hiện.

- Học sinh hát, vỗ tay.
- Lắng nghe để thực hiện tốt hơn trong các giờ học sau.hHh
IV.Điều chỉnh sau bài học:





TOÁN+

ÔN LUYỆN

I.Yêu cầu cần đạt:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Nhận biết, phân tích được số có 2 chữ số theo số chục và số đơn vị.

- Viết được số có 2 chữ số dạng 67 = 60 + 7

- Củng cố về thứ tự, so sánh số có 2 chữ số.

- Năng lực: hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

- YC riêng: HS viết được số có hai chữ số.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động

- GV tổ chức cho HS ôn bài bằng trò chơi: Hỏi nhanh, đáp đúng
- GV đưa cho hai đội chơi hai phiếu ghi số (hoặc cấu tạo số). Nhiệm vụ hai đội oẳn tù tì giành lượt chơi trước. Một đội nêu số hoặc cấu tạo số, đội kia phải nêu nhanh cấu tạo số (hoặc số). Nếu trả lời đúng được quyền đổi lượt. Kết thúc đội nào trả lời đúng nhiều sẽ chiến thắng.
- Giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Bài 1.( tr 6 VBT)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 1.


- GV hướng dẫn HS phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị trên cơ sở mô hình.
- Vì sao con lại điền số 7 vào ô trống trên?
- Vì sao con lại điền số 50 vào ô trống trên?
- Hs làm bài.





- Dựa trên kết quả đúng GV cho hs đổi vở kiểm tra.
- GV chữa bài, chốt và nhận xét.
Bài 2 ( Tr 7 VBT )
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2
- GV cho HS quan sát tranh, so sánh các số và sắp xếp các số theo yêu cầu bài.
- Làm việc nhóm 2.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- GV cho đại diện nhóm báo cáo kết quả.
+ Số lớn nhất trong các số này là số nào?
+ Số bé nhất trong các số này là số nào?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3. (Tr 7 VBT)
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV cho HS làm bài cá nhân.







- Gv chữa bài và chốt đáp án.
- Nêu cách nhận biết số chục, số đơn vị?
Bài 4. ( Tr 4 VBT)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT4.
- Hs làm việc nhóm 2.
- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số trong nhóm 2.

- Chữa bài và chốt đáp án.


- HS chơi trò chơi.







- HS cùng GV nhận định thắng thua.




- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm và xác định yêu cầu bài 1.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu.


- HSTL.



- HS làm việc cá nhân, phân tích cấu tạo số và viết phép tính vào vở bài tập.
54 = 50 + 4
88 = 80 + 8
36 = 30 + 6

- 2 HS báo cáo miệng kết quả đã làm được
- HS lắng nghe

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.
- HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm 2.

- HS thực hiện làm bài.
a. Từ bé đến lớn: 37; 39; 40; 43.
b. Từ lớn đến bé: 43; 40; 39; 37.

- 2 đại diện nhóm báo cáo.
+ 43.
+ 37.



- HS nhận xét bài làm của nhóm.

- 1HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân, điền số trong VBT.
Số​
Số chục​
Số đơn vị​
47​
4​
7​
62​
6
2
77​
7
7
80​
8
0
89​
8
9

- HS nêu

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 4.
- HS làm việc trong nhóm 2, dùng thẻ số để tạo các số có hai chữ số từ ba thẻ số: 3; 7; 5.
+ 25; 28; 52; 58; 82; 85;
- 2 HS nêu được số các số mà nhóm mình đã lập được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy


TIẾNG VIỆT+

ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt c/k/q.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

- Năng lực: Giúp HS hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Phẩm chất: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

- YC riêng: HS nhìn viết được 1 số tiếng trong bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, VBT Tiếng Việt, bảng phụ

- HS: VBT Tiếng Việt, vở li, …

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
* Khởi động:
- Cho HS hát 1 bài hát
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập.

- Hát
- Lắng nghe.
a. Viết chính tả
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.
Bài viết “Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan....”​


b. Bài tập chính tả
Bài 1. Điền c hoặc k vào từng chỗ trống để có từ ngữ viết đúng:
cần ……âu, ……ủ khoai,tìm ……iếm, ……ính trọng
HS đọc YC và làm bài
Đáp án:
cần câu, củ khoai, tìm kiếm, kính trọng
Bài 2. Nối tiếng ở bên trái với tiếng ở bên phải để tạo thành từ ngữ viết đúng:
lắngngại
nắngnề
nặngnghe
lặngcơm
logay gắt
noim
HS đọc YC và làm bài





Bài 3. Gạch dưới từ ngữ viết sai chính tả rồi viết lại cho đúng ở dưới :
bông lan, khoai lang, giàu sang, sang sẻ.
HS đọc YC và làm bài
Đáp án:
bông lan, khoai lang, giàu sang, sang sẻ
san sẻ
- Yêu cầu các nhóm trình bày.






Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2022

TIẾNG VIỆT
+

ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS tìm được từ ngữ chỉ sự vật trong tranh cho trước, chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để hoàn chỉnh câu. Đặt được câu giới thiệu theo mẫu. Sắp xếp được các từ ngữ cho sẵn thành câu giới thiệu .

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.

- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.

- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ

- Phẩm chất: HS có ý thức chăm chỉ học tập.

- YC riêng: HS nêu được 1 số sự vật trong các bức tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách BT PTNL Tiếng Việt, bảng phụ…

- HS: Sách BT PTNL Tiếng Việt, …

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
* Khởi động:
- Cho HS hát 1 bài hát
- Giới thiệu bài
2. Luyện tập.
Bài 1(tr.4):
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, làm phần a):


- YC HS làm bài 1b vào VBT/ tr.5.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2(tr.5)
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
+ Câu nào không phải là câu gới thiệu.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3 (tr. 5)
- Gọi HS đọc YC bài 3, quan sát tranh, đọc câu mẫu
- HDHS viết câu theo mẫu.
- Chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 4(tr.5)
- Gọi HS đọc YC.
- Yêu cầu HS làm vở, 1 em làm bảng phụ
- Chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương HS.


- HS thực hiện



- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
a) Các sự vật: ngôi nhà, cây rơm, con meò, con chó, cây cau
- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.



- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Câu 4.


- HS đọc.

- HS làm bài.
- HS đọc câu mình viết được


- HS đọc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đọc câu mình viết được
- Cả lớp chữa bài trên bảng phụ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy






TOÁN+

ÔN LUYỆN

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố cho HS cách ước lượng theo nhóm chục.

- HS được ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.

- Năng lực: Bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy, lập luận toán học,...

- Phẩm chất: - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

- YC riêng: Đọc viết được các số tròn chục.

II. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT

III. Các hoạt động day – học chủ yếu:

1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động


- GV cho HS hát bài “Lớp chúng mình”.

- Giới thiệu bài.

2. Luyện tập

Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.


- GV yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài.






- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Tương tự cách làm như SGK.


- GV cho HS chữa bài, chốt và nhận xét
- GV nhận xét
=>GV chốt: HS đã tập ước lượng theo nhóm chục.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cho HS làm việc nhóm 2, làm tương tự như bài 1.
- GV gợi ý: Khoanh vào 2 hình tam giác và 1 hình vuông. Cứ vậy liên tiếp đến khi kết thúc ta sẽ còn thừa 3 hình tam giác.
- Con hãy nêu cách ước lượng?


- GV cho HS nhận xét.
- GV chữa và chốt đáp án đúng.
- GV nhận xét và tuyên dương.
=>GV chốt: Bài 2 các con đã tiếp tục tập ước lượng theo nhóm chục.
Bài 3. Nối (theo mẫu).
- GV yêu cầu đọc yêu cầu bài 3.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.



- GV cho HS chữa bàivà nhận xét.
- GV chốt đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá.
=> GV chốt: HS tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị.
Bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 4.
- Làm cá nhân











- Chữa bài.
- Sau đó, GV chốt: Có thể xuất phát từ mỗi vị trí ở ô trống trong bảng để tìm ra một miếng ghép thích hợp A, B, C, D tương ứng.
+ Những số nào có hai chữ số giống nhau?

+ Số nào lớn nhất?
+ Số nào bé nhất?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?
+ Số tròn chục lớn nhất là số nào?
+ Số lớn nhất có 2 chữ số khác nhau là số nào?
- GV nhận xét và tuyên dương.
=> GV chốt: Bài tập này củng cố bảng các số từ 1 đến 100

- HS làm việc cá nhân làm vào VBT.
+ Em ước lượng có khoảng 4 ghế.
+ Em đếm được: 42 ghế
- HS nhận xét và chốt.
- HS lắng nghe.



-
HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm 2.

- HS lắng nghe


- Em ước lượng: Khoảng 5 chục que tính.
- Em đếm được: 56 que tính.
- HS chữa và nhận xét bài nhóm khác.
- HS lắng nghe.



- HS đọc và xác định yêu cầu của bài 3.

- HS làm bài vào VBT.
+ Số 49 gồm 4 chục và 9 đơn vị.
+ Số 55 gồm 5 chục và 5 đơn vị.
+ Số 81 gồm 8 chục và 1 đơn bị.
- HS nhận xét.
- Hs lắng nghe.




- HS đọc đề
- HS tự làm bài cá nhân vào VBT.
a) - Ghép G vào B
- Ghép H vào A
- Ghép K vào D
b) - Trong các số ở miếng bìa E, số bé nhất là 63.
- Trong các số ở miếng bìa G, số bé nhất là 27
- Trong các số ở miếng bìa H, số bé nhất là 23
- Trong các số ở miếng bìa K, số bé nhất là 67.
- HS chữa bài, soát lỗi.
- HSTL thứ tự lần lượt các câu hỏi.

+ 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
+ 100.
+ 1.
+ 9.
+ 1.
+ 90.
+ 98.

- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy





HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP: SƠ KẾT TUẦN 1

SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. Yêu cầu cần đạt:

* Sơ kết tuần:


- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS

những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS có thêm động lực thể hiện mình là người thân thiện, vui vẻ với bạn bè, thầy cô và nhiều tình huống khác trong cuộc sống.

- HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong lớp.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy ảnh ( điện thoại chụp ảnh). Bảng nhóm/ Giấy A0

- HS: SGK. Ảnh gia đình

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Tổng kết tuần.
a. Sơ kết tuần 1:
-
Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm:
……………………………………………....................
……………………………………………....................
……………………………………………....................
……………………………………………....................
……………………………………………....................
* Tồn tại
……………………………………………....................
……………………………………………....................
……………………………………………....................
* Bầu chọn lại 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 3 tổ trưởng
b. Phương hướng tuần 2:
- Phát huy các ưu điểm của tuần 1; khắc phục các tồn tại
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch covid 19.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Triển lãm tranh, ảnh theo tổ.
- GV phân vị trí cho mỗi tổ để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mỗi thành viên trong tổ.
− GV cho từng HS kể cho các bạn trong tổ và cả lớp nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm.
Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau.
b. Hoạt động nhóm:
- Gv giúp HS chụp ảnh theo tổ
+ GV HS tạo các động tác giống nhau hoặc động tác độc đáo của riêng mình.
- Khen ngợi, về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau.
3. Cam kết hành động.
- GV cho HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác:
Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe)
Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười)
Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau)
Nói lời vui vui (tạo bàn tay như miệng nói và cười xoà)
− GV cho HS chia sẻ xem mình có thể trở thành người vui vẻ, thân thiện .
- Nhận xét, khen ngợi HS


- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.



















- HS trong lớp bình bầu


- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2.












HS gắn ảnh vào bảng nhóm theo tổ.

- HS chia sẻ trước lớp








- HS cùng nhau vui cười , tạo động tác khi chụp ảnh.






HS vừa đọc vừa thực hiện các động tác.








- HS chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :



Ký duyệt của tổ chuyên môn

































































































TUẦN 2

Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021

Tiếng Việt

Nói và nghe: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa và trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh, đặc biệt ở mục nói và nghe học sinh kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống

- HS dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh để kể lại 1 – 2 đoạn câu chuyện.

- Năng lực: Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Phẩm chất: HS biết quan tâm đến người than và luôn biết ước mơ và lạc quan.

- YC riêng: HS biết nghe bạn kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, tranh minh họa, …

- HS: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
- Kể về những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của em.
- Nhận xét, tuyên dương
* Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Khám phá:
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và trả lời hoàn thiện các câu dưới mỗi tranh
+ Khi cầu vồng hiện ra Bi nói….

+ Có bảy sắc cầu vồng Bống sẽ…. và Bi sẽ…

+ Khi cầu vồng biến mất ….


+ Không có bảy sắc cầu vồng hai anh em vẫn…?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Thực hành
* Chọn kể lại 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

- YC HS trao đổi trong nhóm và kể cho nhau nghe đoạn của mình chọn kể
- Gọi HS kể 1 – 2 đoạn trước lớp. GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Có thể tổ chức cho HS đóng vai kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS và nhấn mạnh nội dung của câu chuyện.
4. Vận dụng:
-
HDHS kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống cho người thân nghe dựa vào câu chuyện, quan sát các tranh, nhớ lại từng đoạn câu chuyện.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.8.
- Nhận xét, tuyên dương HS.


-
1-2 HS chia sẻ.


- HS quan sát, trả lời


- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ về câu trả lời cảu mình

+ Khi cầu vồng hiện ra Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng
+ Có bẩy hũ vàng Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp. Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô.
+ Khi cầu vồng biến mất Bống nói sẽ vẽ tặng Bi cầu vồng và ô tô; Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áp đẹp.
+ Không có bảy hũ vàng hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc





- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.


- HS đóng vai

- HS lắng nghe, nhận xét.


- HS lắng nghe.



- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:







Tiếng Việt+

LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.

- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân, kĩ năng viết đoạn văn.

- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ

- Phẩm chất: HS biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

- YC riêng: HS giới thiệu được họ tên, lớp của mình.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, Sách BT PTNL Tiếng Việt

- HS: Sách BT PTNL Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
* Khởi động:

- Cho HS thi giới thiệu bản thân

- Giới thiệu bài
2. Khám phá
Bài 1 (tr. 5- Sách BT PTNL)
- GV gọi HS đọc YC bài.
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Đó là bức ảnh chụp ai?
- Cho HS đọc phần giới thiệu cảu Mèo Béo.
+ Bạn Mèo Béo giới thiệu những gì về bản thân?
- Yêu cầu HS dựa vào phần giới thiệu của mèo Béo viết các câu trả lời vào BT PTNL.
- Chữa bài
- Nhận xét, khen HS
3. Thực hành
Bài 2 (tr. 6- Sách BT PTNL)
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS thực hành viết vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.


- 2-3 HS thực hiện. Lớp lắng nghe, nhận xét



- 1-2 HS đọc.
- 2-3 HS trả lời:
+ Bạn Mèo Béo
- HS nối tiếp đọc (3-4 lần)

- HS trả lời

- HS làm theo cặp


- 2-3 cặp thực hiện hỏi đáp theo các câu hỏi


- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.



- HS chia sẻ bài.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):




Tiếng Việt+

LUYỆN ĐỌC: TÌNH BẠN ĐẶC BIỆT

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS đọc đúng các tiếng trong bài.

- HS hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn nhỏ khi dậy sớm để hẹn gặp đàn chim nhỏ.

- Giúp HS hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Phẩm chất: HS yêu quý thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- YC riêng: HS đánh vần đọc được 1 số từ ngữ đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách BT PTNL Tiếng Việt, …

- HS: Sách BT PTNL Tiếng Việt, …

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động Mở đầu
- Sĩ số:
*Khởi động:
-
Cho HS hát bài hát Con chim non
- GV hỏi:
+ Bài hát nói về con vật gì?
+ Cảm xúc của em như thế nào sau khi hát bài hát?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc câu
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: rón rén rối rít, sà xuống, ríu ra ríu rít,…
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chờ đợi cuộc hẹn.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến tíu tít.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến cho ăn.
+
Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.
- Mời 1 số nhóm trình bày

- Nhận xét, tuyên dương
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 5 câu hỏi trong sách tr.4.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào Sách BT PTNL Tiếng Việt
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.


- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Luyện tập: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng đọc.
- Cho HS tự luyện đọc cá nhân
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS đọc đồng thanh


-
HS vỗ tay, hát

- Con chim
- HS trả lời




- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS luyện đọc.

- 4 HS đọc.




- HS thực hiện theo nhóm.

- Các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét.


- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: C
C2: Đàn chi, bay thành 1 đường thẳng, tiếng hót véo von.
C3: HS tự viết
C4: B
C5: HS phát biểu. VD: gà trống, ...

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- HS luyện đọc
- 2-3 HS đọc. Lớp nhận xét

- HS đọc
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

1693201431754.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--- GIAO AN TANG CUONG LOP 2 2023.rar
    93.7 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    cách soạn giáo án lớp 2 theo công văn 2345 giáo án âm nhạc lớp 2 bài xòe hoa giáo án anh lớp 9 unit 2 giáo án atgt lớp 2 giáo án bài toán về it hơn lớp 2 giáo án bộ xương lớp 2 giáo án chiếc rễ đa tròn lớp 2 giáo án chính tả lớp 2 bài quà của bố giáo án e learning lớp 2 giáo án gdtc lớp 2 cánh diều giáo án gdtc lớp 2 chân trời sáng tạo giáo án gdtc lớp 2 sách kết nối tri thức giáo án kể chuyện lớp 2 quả tim khỉ giáo án lớp 2 giáo án lớp 2 bộ cánh diều giáo án lớp 2 bộ kết nối tri thức theo công văn 2345 giáo án lớp 2 bộ kết nối tri thức với cuộc sống giáo án lớp 2 bộ sách chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 bộ sách chân trời sáng tạo môn tiếng việt giáo án lớp 2 bộ sách chân trời sáng tạo theo công văn 2345 giáo án lớp 2 bộ sách chân trời sáng tạo violet giáo án lớp 2 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống theo công văn 2345 giáo án lớp 2 cả năm giáo án lớp 2 cả năm mới nhất violet giáo án lớp 2 cánh diều giáo án lớp 2 cánh diều theo công văn 2345 giáo án lớp 2 chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 chân trời sáng tạo môn mĩ thuật giáo án lớp 2 chân trời sáng tạo môn tiếng việt giáo án lớp 2 chân trời sáng tạo môn toán giáo án lớp 2 chân trời sáng tạo theo công văn 2345 giáo án lớp 2 chương trình mới giáo án lớp 2 hiện hành giáo án lớp 2 hoa tiêu giáo án lớp 2 học kì 2 giáo an lớp 2 kết nối tri thức giáo án lớp 2 kết nối tri thức theo công văn 2345 giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống môn tiếng việt giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống môn toán giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống môn đạo đức giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống theo công văn 2345 giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống tuần 11 giáo án lớp 2 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án lớp 2 mới giáo án lớp 2 mới nhất giáo án lớp 2 môn thể dục giáo án lớp 2 môn tiếng việt giáo án lớp 2 môn tiếng việt sách cánh diều giáo án lớp 2 môn toán chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 môn toán kết nối tri thức giáo án lớp 2 môn toán sách kết nối tri thức giáo án lớp 2 môn tự nhiên xã hội giáo án lớp 2 môn đạo đức giáo án lớp 2 năm 2012 trọn bộ giáo án lớp 2 năm 2020 giáo án lớp 2 năm 2021 giáo án lớp 2 phát triển năng lực giáo án lớp 2 phép chia giáo án lớp 2 phép cộng có tổng bằng 10 giáo án lớp 2 sách cánh diều giáo án lớp 2 sách cánh diều môn tiếng việt giáo án lớp 2 sách chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 sách chân trời sáng tạo violet giáo án lớp 2 sách kết nối giáo án lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống theo công văn 2345 giáo án lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án lớp 2 soạn theo công văn 2345 giáo án lớp 2 theo chương trình phổ thông 2018 giáo án lớp 2 theo công văn 2345 giáo án lớp 2 theo công văn 2345 bộ kết nối giáo án lớp 2 theo công văn 2345 bộ kết nối tri thức với cuộc sống giáo án lớp 2 theo công văn 2345 bộ sách chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 theo công văn 2345 bộ sách kết nối tri thức giáo án lớp 2 theo công văn 2345 cánh diều giáo án lớp 2 theo công văn 2345 chân trời sáng tạo giáo an lớp 2 theo công văn 2345 họa tiểu giáo án lớp 2 theo công văn 2345 sách cánh diều giáo án lớp 2 theo công văn 2345 sách chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 theo công văn 2345 sách kết nối tri thức giáo án lớp 2 theo công văn 2345 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo an lớp 2 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 2 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 2 tiếng anh giáo án lớp 2 tiếng việt giáo án lớp 2 tiếng việt chân trời sáng tạo giáo án lớp 2 trường tiểu học xuân thủy giáo án lớp 2 từ chỉ sự vật giáo án lớp 2 tự nhiên xã hội giáo án lớp 2 tuần 0 giáo án lớp 2 tuần 1 giáo án lớp 2 tuần 12 giáo án lớp 2 tuần 12 cktkn kns giáo án lớp 2 tuần 12 mới nhất giáo án lớp 2 tuần 12 năm 2018 giáo án lớp 2 tuần 21 giáo án lớp 2 tuần 21 cktkn giáo án lớp 2 tuần 25 giáo án lớp 2 tuần 25 cktkn giáo án lớp 2 tuần 25 violet giáo án lớp 2 tuần 6 giáo án lớp 2 tuần 6 cktkn giáo án lớp 2 tuần 6 violet giáo án lớp 2 tuần 8 giáo án lớp 2 violet giáo án lớp 2 vnen giáo án lớp 2 vnen cả năm giáo án lớp 2 vnen trọn bộ mới nhất giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp ghép 1+2 cả năm violet giáo án lớp ghép 2+3 giáo án lớp ghép 2+3 cả năm violet giáo án mĩ thuật lớp 2 có hình minh họa giáo án ôn hè lớp 2 lên 3 giáo án on tập hè lớp 2 lên 3 violet giáo án phụ đạo học sinh yếu lớp 2 giáo án powerpoint lớp 2 giáo án powerpoint lớp 2 cánh diều giáo án powerpoint lớp 2 chân trời sáng tạo giáo án rèn kĩ năng sống lớp 2 giáo án rèn toán lớp 2 giáo án tập viết chữ hoa i lớp 2 giáo án tập viết lớp 2 chữ q giáo án tập đọc lớp 2 bài mùa xuân đến giáo án tập đọc lớp 2 bài quà của bố giáo án tập đọc lớp 2 bài quả tim khỉ giáo án tập đọc lớp 2 quyển sổ liên lạc giáo án thể dục lớp 2 powerpoint giáo án thể dục lớp 2 theo công văn 2345 giáo án thủ công lớp 2 bài gấp tên lửa giáo án thủ công lớp 2 làm dây xúc xích giáo án thủ công lớp 2 làm vòng đeo tay giáo án tiếng anh lớp 10 unit 2 writing giáo án tiếng anh lớp 11 unit 2 reading giáo án tiếng anh lớp 11 unit 2 writing giáo án tiếng anh lớp 12 unit 2 language focus giáo án tiếng anh lớp 12 unit 2 reading giáo án tiếng anh lớp 2 family and friends giáo án tiếng anh lớp 2 hoàng văn vân giáo án tiếng anh lớp 2 macmillan giáo án tiếng anh lớp 2 my phonics giáo án tiếng anh lớp 2 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 8 unit 2 read giáo án tnxh lớp 2 loài vật sống ở đâu giáo án tnxh lớp 2 vnen giáo án toán lớp 2 6 cộng với một số giáo án toán lớp 2 bài giờ phút giáo án toán lớp 2 bài lít giáo án toán lớp 2 cánh diều giáo án toán lớp 2 hình chữ nhật hình tứ giác giáo án toán lớp 2 học kỳ 1 giáo án toán lớp 2 luyện tập giáo án toán lớp 2 phép nhân giáo an toán lớp 2 violet giáo án toán lớp 2 vnen giáo án toán lớp 2 đề xi mét giáo án unit 2 lớp 10 giáo án unit 2 lớp 11 giáo án unit 2 lớp 12 giáo án unit 2 lớp 4 giáo án vnen lớp 2 môn tự nhiên xã hội giáo án đạo đức lớp 2 dành cho địa phương giáo án đạo đức lớp 2 powerpoint giáo án đạo đức lớp 2 trả lại của rơi giáo án điện tử lớp 2 luyện từ và câu giáo án điện tử lớp 2 mĩ thuật rút kinh nghiệm giáo án lớp 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,137
    Thành viên mới nhất
    legiavu

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top